VẬN THĂNG LONG
3.2.3.4 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của nước ta hiện nay còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chuyên môn. Hiện mới chỉ có trường Đại học Kinh tế TP. HCM, trường Đại học Thương mại, Đại học Hàng hải,… có môn Quản trị Logistics, nhưng số tiết quá ít (30 tiết), nên sinh viên không đủ khả năng làm việc trong thực tế. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần:
- Mở các bộ môn và khoa logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương.
- Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn.
KẾT LUẬN
Ngành logistics ở Việt Nam hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, số lượng các công ty giao nhận Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Điều này đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường kinh doanh dịch vụ logistics. Tuy nhiên, với thế mạnh riêng của từng doanh nghiệp, kết hợp với các chính sách, hành động cụ thể của mình mà các doanh nghiệp sẽ thành công dựa trên chính sức cạnh tranh sản phẩm của mình.
Trong chuyên đề này,vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường và thời gian được tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long, em đã cố gắng phân tích, đánh giá sức cạnh tranh dịch vụ của Công ty, từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty trên thị trường. Do còn hạn chế về trình độ, thời gian thực tập và kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận đựơc sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn, của các cán bộ trong Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long để bài viết đựơc hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn !