Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long (Trang 45 - 46)

VẬN THĂNG LONG

3.3.2.3.Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics.

Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ logistics. Với tư cách nhà khai thác cảng biển, chúng tôi nhận thấy cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam còn yếu kém, kể cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường sông và đường biển. Điều này đã làm cho chi phí của dịch vụ logistics cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là một nhiệm vụ cấp bách cần được Chính phủ quan tâm, tập trung ưu tiên đầu tư. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng vận tải biển trước hết là các cảng biển (hiện nay, đang chuẩn bị xây dựng cảng trung chuyển quốc tế ở Vân Phong, các cảng container ở khu vực tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 70% hàng container tập trung ở các cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh), cảng cạn (ICD), kho bãi, các khu đầu mối vận tải. Đồng thời phát triển nhanh các phương tiện vận tải biển và phương tiện xếp dỡ hàng hoá, đặc biệt là làm hàng container. Việc đầu tư phát triển này cần được tiến hành đồng bộ với kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ nội địa.

Cần phối hợp quy hoạch và hợp tác phát triển với các ngành đường bộ, đường sắt và đường sông trong việc xây dựng các khu đầu mối giao thông, các cảng cạn, kho chứa hàng nhằm tạo điều kiện cho việc áp dụng khép kín quy trình công nghệ vận tải đa phương thức và logistics một cách có hiệu quả trong toàn ngành giao thông vận tải.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long (Trang 45 - 46)