VẬN THĂNG LONG
3.2.1.3. Thực hiện các biện pháp nhằm hạ giá thành dịch vụ
Có thể nói, ở thị trường Việt Nam thì giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tiêu dùng dịch vụ. Đây cũng chính là lí do khách hàng của công ty đều là các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp Việt Nam luôn tìm đến những dịch vụ có mức giá ưu đãi hơn. Nhưng đây là một mảng thị trường đầy
tiềm năng mà công ty nên khai thác trong điều kiện kinh tế thị trường mở như hiện nay.
Để giảm giá dịch vụ, công ty cần có những biện pháp cắt giảm chi phí. Chi phí của dịch vụ logistics bao gồm các phần chính: chi phí vận chuyển, chi phí nhân lực, chi phí thông quan. Về chi phí vận chuyển, do không có hệ thống chuyên chở bằng đường biển, hàng không, nên công ty phải chịu chi phối bởi giá cước của các ngành này là khá lớn. Vì vậy công ty nên có mối quan hệ tốt với các ngành chức năng, điều này có thể giúp công ty thuận lợi hơn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Công ty cần ký kết hợp đồng lâu dài với những hãng vận tải này nhằm thỏa thuận một mức chi phí thấp nhất. Về chi phí thông quan, đây là một phần chi phí cố định của mỗi doanh nghiệp theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, lĩnh vực giao nhận vận tải là một lĩnh vực tương đối nhạy cảm nên ngoài những chi phí theo quy định của nhà nước, các doanh nghiệp còn phải chi thêm các khoản phụ phí. Điều này phụ thuộc vào mối quan hệ của các công ty với cơ quan hải quan và lượng hàng hóa của các công ty. Do đó công ty cần phải cố gắng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với các cơ quan chủ quản như Bộ Thương Mại, Tổng cục Hải quan... Từ đó, việc thực hiện các thủ tục, giấy tờ trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn, giúp giảm được các chi phí phát sinh, dẫn đến giá cả dịch vũ sẽ giảm đi, do đó sẽ nâng cao được sức cạnh tranh dịch vụ của công ty.