Điều 81 Luật Đầu tư năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007-2009 (Trang 34 - 38)

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có một bộ phận chuyên quản giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài là Cục Đầu tư nước ngoài. Các Bộ, ngành Trung ương thường có các Vụ (hoặc Ban) Kế hoạch hay cũng có khi được ghép thêm chức năng khác (Vụ Kế hoạch – Tài chính) thực hiện chức năng QLNN về đầu tư. Tại cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có nhiệm vụ QLNN về đầu tư trên phạm vi lãnh thổ. Đối với cấp huyện, hầu hết đều ghép Phòng Kế hoạch với một phòng chuyên ngành khác (thông thường là Phòng Tài chính). Còn cấp xã hầu như không có định biên nào cho công tác kế hoạch và đầu tư

Những quy định nói trên đã đảm bảo sự quản lý thống nhất đồng thời cũng tạo nên sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan QLNN về FDI: cơ quan quản lý chung và cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan QLNN ở Trung ương và cơ quan QLNN ở địa phương. Tuy nhiên, việc phân cấp thẩm quyền quản lý trong cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện đang tồn tại một trạng thái trái ngược với xu hướng tổ chức bộ máy của một số quốc gia phát triển trong khu vực. Ở nhiều nước, QLNN về FDI được đặt trực thuộc dưới sự lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan hành pháp là Tổng thống hoặc Thủ tướng Chính phủ (Cơ quan Xúc tiến

Đầu tư Malaysia - MIDA, Ủy ban Điều phối Đầu tư Indonesia - BKPM, Hội đồng Phát triển kinh tế Singapore - EDB hay Hội đồng Đầu tư Thái Lan - BOI) thể hiện quyết tâm tăng cường quản lý và thu hút nguồn vốn FDI vào quốc gia mình ở mức cao nhất. Tại Việt Nam, từ chỗ có một cơ quan nhà nước chuyên trách về FDI (SCCI và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trước đây) đã chỉ còn một bộ phận chuyên trách về FDI đặt trong cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều này được các nhà ĐTNN nhận định là không thể hiện quyết tâm cao độ trong thu hút FDI khi họ tìm hiểu những cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

- Quy định về phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, KCX, KCNC và KKT cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư theo hướng mở rộng quyền cho các địa phương đã góp phần tăng thêm quyền tự chủ cho cơ quan cấp dưới, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian cấp phép, quản lý tốt hơn hoạt động FDI và có điều kiện xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh. Tuy nhiên, thực tế đã gặp phải nhiều vướng mắc khi có một số địa phương lại tự đề ra những quy định quản lý riêng gây nên tình trạng tùy tiện, không thống nhất trong hệ thống quản lý. Nhiều địa phương cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án dịch vụ sửa chữa, bảo trì (ô tô, xe máy, điện lạnh) nhưng lại giới hạn việc nhập khẩu phụ tùng, linh kiện. Hay trong khi hoạt động cán thép còn đang dư thừa, chính quyền Bình Định vẫn tiếp tục cấp Giấy chứng nhận cho loại dự án này.

- Một vấn đề khác nảy sinh đó là sự chồng chéo, bất hợp lý trong phân cấp quản lý giữa các cơ quan nhà nước mà cụ thể là giữa Ban quản lý KCN và UBND cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Từ khi giải thể Ban quản lý KCN Việt Nam thì trừ Ban quản lý các KCN lớn, các Ban quản lý khác đều được chuyển về trực thuộc UBND cấp tỉnh, nhưng bên cạnh đó lại làm hiện hữu một số vấn đề bất cập:

+ Thứ nhất, các Ban quản lý KCN được phân cấp thẩm định và cấp Giấy phép đầu tư các dự án có quy mô lớn hơn các dự án mà UBND tỉnh có quyền

thẩm định và cấp phép, trong khi đó Ban quản lý KCN lại là cơ quan trực thuộc UBDN tỉnh.

+ Thứ hai, phần lớn các dự án đều nằm trong KCN và thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý KCN. Như vậy dẫn đến tình trạng vì không có thẩm quyền quản lý, Sở Công thương các tỉnh rất ít quan tâm đến tình hình sản xuất, kinh doanh trong các KCN và vì các dự án ngoài KCN rất ít nên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cũng không có nhiều dự án để quản lý.

+ Thứ ba, việc phân cấp được tiến hành đồng đều trên cả 63 tỉnh, thành phố trong khi không phải chính quyền địa phương nào cũng có đủ năng lực cần thiết để thẩm định các dự án nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, địa phương và nhà ĐTNN. Cần phải vạch ra lộ trình phân cấp cho đến khi địa phương có đủ năng lực tiếp nhận phân cấp và điều hành vĩ mô hoạt động quản lý FDI.

Tóm lại, có thể thấy, cho dù cơ chế phân cấp và hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về FDI đã có những thay đổi đáng kể phù hợp với chức năng, thẩm quyền của mỗi cơ quan trong bộ máy quản lý. Song hiện còn quá nhiều các cơ quan thực hiện chức năng QLNN về FDI, trong khi đó việc phân định chức năng QLNN cho từng cơ quan lại chưa rõ ràng, sự phối hợp hoạt động không chặt chẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, giảm thiểu hiệu lực của bộ máy quản lý.

2.3.6. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về FDI đã phát triển cả về số lượng và chất lượng nên cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu QLNN trong lĩnh vực này, thể hiện với các kết quả cụ thể sau đây:

- Đã tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống các chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (có hiệu lực năm 2010); và ban hành mới một số chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức.

Cho đến nay đã có khoảng hơn 200 chức danh tiêu chuẩn đang được sử dụng. Đồng thời cũng tiến hành phân cấp quản lý biên chế hành chính và thực hiện chế độ hợp đồng để tạo sự chủ động tuyển chọn, thay đổi cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức.

- Sắp xếp, tinh giản biên chế, tiến hành phân loại, thay đổi cơ cấu cán bộ, công chức đảm bảo số lượng hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo tinh thần của Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Đồng thời, tiến hành cải cách tiền lương, tạo động lực cho cán bộ, công chức nâng cao trách nhiệm công vụ.

- Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ, công chức từ phương thức xét tuyển sang phương thức thi tuyển để chọn lựa những người thực sự có trình độ và năng lực vào làm việc trong cơ quan nhà nước, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Hơn nữa, còn chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức ở các vùng sâu, vùng xa, tiến hành công chức hóa từng bước đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007-2009 (Trang 34 - 38)