lần so với mức điểm thấp nhất vào Quý I năm 200914. Những diễn biến tích cực ấy đã góp phần lấy lại niềm tin cho các nhà ĐTNN.
+ Thị trường lao động: Quá trình chuyển đổi từ cơ chế “phân công, tiếp nhận” sang cơ chế chế “tuyển chọn” lao động đã tạo tiền đề cho sự ra đời của thị trường lao động phát triển đặc biệt là thị trường lao động phổ thông. Tuy nhiên, thị trường lao động có trình độ cao nhất là thị trường chất xám còn nhỏ bé. Hơn nữa, suy thoái kinh tế còn dẫn đến tình trạng việc làm bị cắt giảm, xáo trộn, thất nghiệp gia tăng. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2009, số người bị mất việc làm tại các KCN trong nước đã tăng lên trên 150.000 người. Theo Ban quản lý các KCN, KCX Hà Nội, hơn 400 doanh nghiệp trong các khu vực này đã cắt giảm trên 8.000 lao động (khoảng 10% tổng số lao động). Tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban quản lý các KCN, KCX cho biết số lao động được tạo mới việc làm là 244.000, giảm khoảng 7.000 so với năm 200715.
+ Thị trường công nghệ: Thị trường công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ có bước phát triển mới, số lượng giao dịch mua bán công nghệ năm 2009 ước tăng 37% so với năm 2008 với tổng giá trị đạt trên 2.000 tỷ đồng16. Tuy nhiên, thị trường công nghệ Việt Nam hiện chưa thực sự phát triển so với các nước trên thế giới và khu vực như Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc.
+ Thị trường đất đai: Thực tế, một thị trường ngầm mua bán đất vẫn đang tồn tại, giá trị thật và giá trị danh nghĩa của đất đai có khoảng cách rất lớn. Giá trị của đất chuyển vào giá trị sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ không phản ánh đúng giá trị thực tế và mang tính áp đặt hành chính không đảm bảo tương đồng về giá trị với các chi phí khác của hàng hóa tiêu dùng trên thị trường.
14 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2009, Tổng cục Thống kê/ http://www.gso.gov.vn.