PGS.TS Trần Văn Thiện và ThS Nguyễn Sinh Công, Thị trường lao động Việt Nam trong cơn suy thoái kinh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007-2009 (Trang 31 - 34)

tế toàn cầu/ http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com.

16 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và cả năm 2009, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân – Bộ Kế hoạch và Đầu tư/ http://www.mpi.gov.vn Đầu tư/ http://www.mpi.gov.vn

Những nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo ổn định về chính trị, đảm bảo tăng trưởng kinh tế; hoàn thiện cơ sở vật chất và đặc biệt là việc hình thành, phát triển nhiều loại thị trường đã làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được các nhà ĐTNN ngay trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, theo đánh giá của IFC (International Finance Corporation) và WB (World Bank) trong Báo cáo Môi trường kinh doanh 2008, mức độ kinh doanh Việt Nam chưa cao, chỉ xếp thứ 91/178 nước.17

2.3.4. Tổ chức hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư

- Ở tầm quốc gia, các hoạt động quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư Việt Nam sang các thị trường đầu tư trọng điểm được đẩy mạnh gắn liền với tiến trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ phụ trợ và các lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư.

Thực hiện Quyết định số 109/2007/QĐ-TTg, ngày 17/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007 - 2010; ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi FDI giai đoạn 2006 - 2010, song song với quảng bá đầu tư, hoạt động xúc tiến đầu tư cũng được thực hiện đa dạng bằng nhiều hình thức. Cụ thể là: lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư; quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức hoạt động semina tại nước ngoài, tham gia hội chợ thương mại và đầu tư quốc tế; phân nhóm các dự án và nhà đầu tư để quảng bá đầu tư; xúc tiến các hoạt động quảng bá đầu tư thông qua chính các doanh nghiệp ĐTNN đang hoạt động tại Việt Nam. Đối tượng xúc tiến đầu tư bao gồm các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các nước và vùng lãnh thổ tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản, Australia và các nước NICs; các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài; các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam…

- Cùng với hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư ở tầm quốc gia, các cấp chính quyền địa phương đã nhanh chóng xây dựng chiến lược thu hút đầu tư. Đầu năm 2008, nhiều chính quyền địa phương các tỉnh đã nhanh chóng xây dựng chiến lược tiếp thị đầu tư ra các quốc gia có tiềm lực mạnh về công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý của thế giới như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, các nước châu Âu, châu Mỹ. Đồng thời, cũng tiến hành các hoạt động giao lưu, đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp FDI và nhà ĐTNN, tháo gỡ các vướng mắc cho nhà đầu tư, tạo cơ hội cho họ phát triển sản xuất. Đặc biệt với sự ra đời của Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc (IPCN), Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung (IPCC), Trung tâm đầu tư nước ngoài phía Nam (SFIC) đã khiến cho hoạt động QLNN về xúc tiến đầu tư tại các địa phương được chặt chẽ, thống nhất.

Tuy nhiên, hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư chưa tạo thành hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương cũng như giữa các địa phương và giữa các KCN. Công tác xúc tiến đầu tư tại địa phương hoạt động một cách không chuyên nghiệp do không có đủ kinh phí do phần lớn tài chính cho hoạt động đầu tư là từ ngân sách của chính địa phương. Năm 2008, thông qua Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm, Chính phủ đã dành một khoản ngân sách hạn hẹp cho công tác này, tuy nhiên việc giải ngân còn chậm chạp, thời gian thực hiện bị rút ngắn và thường dồn về cuối năm do Bộ Tài chính chưa ban hành văn bản hướng dẫn.

2.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy QLNN về đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Việc tổ chức bộ máy QLNN về FDI được xây dựng chủ yếu trên cơ sở phân cấp thẩm quyền giữa 3 cấp: Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan và UBND cấp tỉnh. Trong đó, Chính phủ thống nhất QLNN về đầu tư trong phạm vi cả nước; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về hoạt động đầu tư; các Bộ, cơ quan ngang Bộ

trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện QLNN về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công; UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện QLNN về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ18 (Sơ đồ 1).

CHÍNH PHỦDự án ngoài KCN Dự án ngoài KCN Dự án Chính phủ Dự án trong KCN Ban quản lý KCN UBND cấp tỉnh

Bộ và cơ quan ngang Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bổ nhiệm Trưởng BQL KCN Ủy quyền Đề nghị bổ nhiệm Trưởng BQL KCN Phối hợp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007-2009 (Trang 31 - 34)