Những cuộc nghiên cứu về chủ nghĩa cái tôi cho thấy không có gì hấp dẫn con người hơn chính
họ. Từ đó các nhà kinh doanh nghĩ ra cách ghép cho những hàng hoá của mình những phẩm
chất mà mỗi khách hàng tự nhận diện ra mình trong đó. Ví dụ như X-men là “đàn ông đích thực”, xà phòng Viso là “đảm đang”. Những người làm marketing đứng trước những thách đố
phải tạo ra những “cá tính nổi bật và đặc biệt hấp dẫn cho những sản phẩm không có tính nổi
bật. Mục tiêu của người làm marketing là tạo ra những hình ảnh sao cho nó hiện ra trong đầu
ngay khi vừa nhắc tên nó, với một tính cách thích hợp cho khách hàng, có vậy mới tạo được
thuận lợi trong cạnh tranh.
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành triển khai đã cho thấy người tiêu dùng không phải lúc nào cũng phân biệt được các nhãn mác một cách hợp lý. Ví dụ, khi người ta nghiên cứu 300 người
vẫn trung thành với những mác thuốc lá mà họ hút. Khi phỏng vấn 100% khẳng định họ sẽ
nhận ra loại thuốc họ thường hút. Sau đó người ta cho họ hút những điếu thuốc mà họ không
3% trả lời chính xác, và theo qui luật xác xuất thì một phần ba số câu trả lời chính xác kia là do tình cờ. Như vậy, chỉ có 2% những người hút thuốc mới thật sự có khả năng nhận diện. Các nghiên cứu trên người nghiện rược hoặc bia cũng cho kết quả tương tự. Điều đó khiến các nhà nghiên cứu đưa ra nhận định là nhu cầu về hình ảnh cái tôi còn cần thiết hơn việc tiêu chuẩn
hoá và việc đa dạng hoá các mặt hàng. Một hình ảnh “cá tính” sống động khó bắt chước gấp
bội phần so với những thành phần và phẩm chất của sản phẩm, hình ảnh có thể là một yếu tố bán hàng đáng tin cậy hơn. Khi người làm marketing biết làm nổi bật lên những nét mà biết
rằng rất phổ biến nơi con người, thì có thể chiếm được cảm tình của hàng triệu con tim.
Nhiều nghiên cứu tập tập trung vào việc vẽ ra các hoạ đồ tâm lý bao gồm tính tình, tâm trạng, ý
nghĩ mà họ tự nghĩ về mình… của người mua các dạng sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Đỗ Thị Thanh Vinh - Bài giảng Tâm lý quản trị - 2010
2. TS. Thái Trí Dũng - Tâm lý học quản trị kinh doanh - 1994, nhà xuất bản Thống kê 3. TS. Nguyễn Văn Lệ - Cẩm nang tâm lý hoặc kinh doanh - 1993, Đại học mở bán công
4. Harald Koot, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich - Những vấn đề cốt yếu của quản lý – 1992, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật