Giải thích lý do hình thành chuẩn mực nhóm

Một phần của tài liệu Tâm lí quản trị kinh doanh (Trang 27 - 28)

II. Những hiện tượng tâm lý trong nhóm và tập thể

Giải thích lý do hình thành chuẩn mực nhóm

Theo Festinger chuẩn mực nhóm hình thành theo cơ chế "so sánh xã hội". Theo ông người ta

không phải bao giờ cũng tin chắc vào ý kiến của mình, cũng như các hành động của bản thân.

Trong trương hợp đó mỗingười có xu hướng tìm kiếm ở những người khác để xem ý kiến của

mình có đúng không, nghĩa là có được chấp nhận bởi cái nhóm mà họ ở trong đó. Sự nghi ngờ và thúc đẩy như vậy đã hướng ứng xử của họ theo người khác, qua sự so sánh với thái độ của

những người này họ đạt được một sự tôn trọng, một sự ăn khớp với hành vi của mình. Như vậy cá nhân đã dấn mình vào một quá trình so sánh xã hội mỗi khi học cảm thấy cần thiết phải đánh

giá hành vi của họ và điều chỉnh nó theo những chuẩn mực xung quanh.

Theo Festinger, động lực cơ bản của quá trình so sánh xã hội là sự tựđánh giá. Quá trình so sánh xã hội diễn ra với các đặc điểm sau:

- Trong mỗi người đều có sự thúc đẩy lớn là đánh giá năng lực và ý kiến của mình.

- Trong trường hợp không có điểm tựa khách quan để đánh giá thì con người so sánh mình với

Hình ảnh về cái Tôi chủ quan của cá nhân sẽ vững chắc nếu cá nhân so sánh mình với những người gần giống với anh ta. Nếu trong trường hợp này vẫn xảy ra sự căng thẳng thì có thể sẽ

xuất hiện xu hướng làm dịu căng thẳng như sau:

- Cá nhân từ bỏ ý kiến của mình và tiến gần tới những ý kiến của các thành viên khác trong nhóm.

- Cá nhân thử thuyết phục các thành viên khác và kéo họ về phía mình. - Từ bỏ hình thức so sánh này để đi tìm hình thức khác.

Những nhân tố góp phần làm cho chuẩn mực được thực hiện rộng rãi, nghiêm túc trong đời

sống bao gồm:

- Hệ thống khen thưởng - kỷ luật của nhóm. Việc khen thưởng (hay kỷ luật) một cá nhân hay một tập thể không những nhằm động viên khuyến khích chính đối tượng mà còn muốn đề cao ý

nghĩa của chuẩn mực, nhắc nhở, động viên mọi cá nhân, tổ chức thực hiện đúng chuẩn mực.

- Việc đảm bảo tính lợi ích của chuẩn mực. Những chuẩn mực được xem là có giá trị khi nó

vừa đảm bảo lợi ích cho các cá nhân vừa đảm bảo lợi ích của nhóm. Những cá nhân không tuân

theo chuẩn mực chắc chắn học gặp phải những khó khăn, thiệt thòi. Chính vì thế buộc họ phải

thực hiện theo chuẩn mực. Nhưng nếu chuẩn mực không chú ý đến lợi ích của cá nhân nó sẽ không được cá nhân tôn trọng rồi dần sẽ mất tính hiệu quả.

- Việc giáo dục, tuyên truyền chuẩn mực. Nhóm luôn đưa ra những hình thức giáo dục, tuyên truyền để phổ biến chuẩn mực đến từng nhóm, từng cá nhân, biến nó thành tri thức riêng của họ để những hành vi, ứng xửtheo chuẩn mực trở thành những thói quen tốt của họ.

- Không khí môi trường sống của cá nhân. Đó là môi trường sống lành mạnh, là ý thức tuân

theo chuẩn mực của mọi người xung quanh.

Một phần của tài liệu Tâm lí quản trị kinh doanh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)