Nguyễn Quang Trung 3 Phan Ngọc Anh

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

3. Phan Ngọc Anh 4. Nguyễn Thị Hiền 5. Nguyễn Văn Chung

Phó giám đốc phụ trách hợp đồng Chủ nhiệm kiểm toán

Kiểm toán viên chính Trợ lý kiểm toán viên Trợ lý kiểm toán viên

Khi đã thống nhất là chấp nhận hợp đồng kiểm toán, Phó giám đốc phụ trách hợp đồng sẽ ký vào Bản phê duyệt tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán. Ví dụ dưới đây là Bản phê duyệt thực hiện hợp đồng kiểm toán của Công ty A (tương tự đối với Công ty B).

Bảng 2.8: Bảng phê duyệt tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán

CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAMThành viên Deloitte Touche Tohmatsu Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu

BẢN PHÊ DUYỆT TIẾP TỤC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁNTHÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG

Khách hàng: Công ty A Kỳ kiểm toán: 31/12/2006

Năm bắt đầu: 2002

Hoạt động kinh doanh: tồn trữ và phân phối khí hoá lỏng (LPG), nhựa đường và các sản phẩm liên quan, sử dụng và kinh doanh cầu cảng của Công ty

Kiểm toán viên của các năm trước: Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Văn Chung

Lý do thay đổi kiểm toán viên: Không áp dụng

Dịch vụ cung cấp: Kiểm toán báo cáo tài chính Báo cáo tài chính năm gần đây nhất: Năm 2006

PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG

Là công ty liên doanh có vốn đầu từ nước ngoài

ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN

Mô tả chi tiết (trong trường hợp có dấu hiệu rủi ro cần mô tả chi tiết trong bản ghi chú riêng kèm theo)

Tham chiếu tới mục 1210

“Đánh giá rủi ro hợp đồng và môi trường kiểm soát”

Tính chính trực của Ban quản lý khách

hàng Không có vấn đề gì Số 1,2,3

Cơ cấu tổ chức quản lý Không có vấn đề gì Số 4,5,6,7,8,9 Nội dung hoạt động kinh doanh Không có vấn đề gì Số 10

Môi trường kinh doanh Không có vấn đề gì Số 11

Kết quả tài chính Không có vấn đề gì Số 12,13

Bản chất hợp đồng kiểm toán Kiểm toán nhằm mục đích xác nhận tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2006

Số 14,15,16

Mối quan hệ trong kinh doanh với các

bên liên quan Không có rủi ro Số 17

Kinh nghiệm và thông tin đã có trước đây

của chúng ta về khách hàng Kiểm toán viên VACO đã thực hiện kiểm toán từ năm 2002 nên có thể kết luận kiểm toán viên VACO có sự hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của khách hàng

Số 18,19

Bản chất của các sai sót cố hữu Không có Số 20

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG VỂ RỦI RO KIỂM TOÁN

Có vấn để gì đáng lưu ý trong hợp đồng kiểm toán các năm trước không? Không Khách hàng có ý định thay đổi kiểm toán viên không? Không

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỂ RỦI RO KIỂM TOÁN: BÌNH THƯỜNG

Phí kiểm toán dự tính 5,800USD (chưa bao gồm VAT) Thời gian kiểm toán dự tính 900 giờ

Tính độc lập và vấn đề mâu thuẫn lợi ích Kiểm toán viên đảm bảo tính độc lập trong cuộc kiểm toán và không có mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty kiểm toán và khách hàng

Quyết định của thành viên Ban Giám đốc về việc tiếp tục cung cấp dịch vụ

cho khách hàng

Đối với Công ty B, Bảng phê duyệt tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán được lập tương tự và quyết định cuối cùng của Ban giám đốc cũng là đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán cho Công ty B. Như vậy, qua sự đánh giá khái quát những thông tin chung về khách hàng, Ban giám đốc quyết định tiếp tục thực hiện hợp đồng đối với cả Công ty A và Công ty B. Mức độ

rủi ro được xác định cho Công ty A là trung bình và Công ty B là cao hơn mức trung bình. Tuy nhiên, mức độ rủi ro này có thể sẽ khác so với mức độ rủi ro kiểm toán mà kiểm toán viên sử dụng sau này trong quá trình kiểm toán. Nguyên nhân là sự đánh giá rủi ro thực hiện ở trên dựa trên những hiểu biết khái quát nhất về công ty khách hàng và sau này khi tìm hiểu một cách sâu hơn về khách hàng, kiểm toán viên có thể có sự điều chỉnh mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn này nếu trong quá trình tìm hiểu kiểm toán viên nhận thấy có những điểm đặc biệt lưu ý khác. Mặc dù vậy, mức độ rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm cơ sở để thương thảo những điều khoản trong hợp đồng và làm cơ sở cho kiểm toán viên xác định những rủi ro kiểm toán chi tiết trên Báo cáo tài chính được trình bày ở phần sau.

2.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên Báo cáo tài chính

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán bao giờ cũng bắt đầu bằng việc đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn. Nó được xác định ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Theo những đánh giá ở phần trên, kiểm toán viên đã đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn đối với Công ty A là trung bình còn đối với Công ty B là cao hơn mức trung bình. Khi đã có được một mức rủi ro kiểm toán mong muốn, kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện trên Báo cáo tài chính.

2.2.3.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Đánh giá rủi ro tiềm tàng là một bước công việc quan trọng và là cơ sở cho kiểm toán viên trong việc lựa chọn phương pháp kiểm toán, xác định nhân sự, khối lượng công việc, thời gian và cho phí cần thiết cho một cuộc kiểm toán. Theo hướng dẫn của Deloitte, khi đánh giá rủi ro tiềm tàng thường dựa vào một số yếu tố ảnh hưởng sau:

• Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên kế toán chủ yếu, của kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi (nếu có) của họ

• Những áp lực bất thường đối với Ban giám đốc, kế toán trưởng

• Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị

• Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị

• Ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm

Tất cả các thông tin trên được kiểm toán viên thu thập và lưu trong Chỉ mục 1410 “Tìm hiểu khách hàng và môi trường kiểm soát”.

Trong năm 2006, Công ty A không có sự thay đổi nhân sự nào trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các quyết định kinh tế, tài chính trong đơn vị dựa trên cơ sở nhất trí cao của các thành viên Hội đồng quản trị, không mang tính cá nhân. Kiểm toán viên nhận định rủi ro tiềm tàng đối với Công ty A ở mức trung bình.

Công ty B hoạt động trong lĩnh vực mang tính rủi ro cao hơn vì các hoạt động của công ty mạo hiểm và khó kiểm soát hơn nhất là khi năm nay Công ty có rất nhiều thay đổi như: thay đổi năm tài chính từ kết thúc ngày 31 tháng 3 sang kết thúc ngày 31 tháng 12, thay đổi nhân sự trong Hội đồng quản trị, lần đầu tiên áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Mặc dù những thay đổi trên được kiểm toán viên đánh giá là không ảnh hưởng nhiều đến Báo cáo tài chính nhưng để thận trọng kiểm toán viên vẫn đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng đối với Công ty B là cao hơn mức trung bình.

Bảng dưới đây thể hiện rõ hơn những nhân tố ảnh hưởng tới đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với Công ty A và Công ty B.

Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng

Yếu tố Công ty A Khách hàng Công ty B

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w