Phân công công việc

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU BH CCDV TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ATICVIETNAM (Trang 36 - 46)

Lập kế hoạch kiểm toán Vũ Văn Tài

Kiểm tra chi tiết

1.Tiền Nguyễn Hồng Quang

2.Phải thu Lê Việt Dũng

3.Hàng tồn kho Vũ Văn Tài

4.Tài sản cố định Vũ Văn Tài

5.BĐS đầu tư Nguyễn Hồng Quang

6.Phải trả người bán Vũ Văn Tài

7.Phải trả khác Vũ Văn Tài

8.Nợ vay Lê Việt Dũng

9.Vốn chủ Lê Việt Dũng

10.Doanh thu Vũ Văn Tài

11.Giá vốn Vũ Văn Tài

12.Chi phí hoạt động Bùi Đức Chung

13.Chi phí khác Bùi Đức Chung

14.Thu nhập khác Nguyễn Hồng Quang

Chữ ký của chủ nhiệm kiểm toán Chữ ký của Giám đốc

2.2.2.5.Thiết kế chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán của công ty Aticvietnam được xây dựng theo khoản mục. Chương trình kiểm toán là những hướng dẫn chung nhất và cụ thể nhất về thủ tục kiểm toán áp dụng trong quá trình kiểm toán. Tùy theo đặc điểm của từng công ty mà các thủ tục trong chương trình kiểm toán sẽ được tăng thêm hay giảm đi.

Chương trình kiểm toán cũng chỉ rõ nội dung thực hiện cuộc kiểm toán. Đối với cả hai công ty, nội dung thực hiện kiểm toán đều bao gồm:

• Quản lý và sử dụng TS, NV trong doanh nghiệp

• Sự tuân thủ đối với các chế độ hiện hành của Nhà nước

• Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

• Tư vấn thuế phải nộp với Nhà nước và một vài dịch vụ khác.

2.2.3.Thực hiện kiểm toán

2.2.3.1.Thực hiện thủ tục kiểm soát 2.2.3.1.1.Đối với công ty ABC

Thực hiện thủ tục kiểm soát là một khâu tất yếu trong quy trình kiểm toán. Đối với công ty ABC là một khách hàng mới nên việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ lại càng cần thiết. Công ty ABC là một công ty có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tương đối hiệu quả. Chính vì vậy, nên ở công ty ABC, các KTV tăng cường nhiều thủ tục kiểm soát và giảm thiểu các thủ tục kiểm tra chi tiết.

Các thủ tục kiểm soát mà kiểm toán viên thực hiện trong giai đoạn này chủ yếu nhằm khẳng định lại đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khâu lập kế hoạch. Việc kiểm tra HTKSNB trích trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện bằng bảng trích sau:

Bảng 16: Kiểm tra HTKSNB

Công ty kiểm toán Aticvietnam Khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 31/12/2006 Người lập: Ngày: Tham chiếu: Trang: Soát xét: Ngày: Nội dung: Kiểm tra HTKSNB

* Quá trình xử lý: KH đặt hàng – Phê duyệt các điều khoản bán hàng – Chuẩn bị Hóa đơn, Vận đơn – Hóa đơn được kiểm tra về độ chính xác trước khi gửi cho KH - Chuyển giao

hàng – Ghi vào NKBH – Ghi các nghiệp vụ từ NKBH vào sổ tổng hợp và sổ chi tiết 131 – Ghi sổ các khoản giảm giá và hàng bán bị trả lại.

*Công ty thực hiện ghi sổ kế toán theo phương pháp Nhật ký chung, niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam.

* Hình thức thanh toán: Công ty có hình thức thanh toán ngay sau khi giao nhận. Do đó, công ty không xây dựng chính sách xét duyệt bán chịu và lập dự phòng phải thu khó đòi. * Thời điểm hạch toán doanh thu là lúc người mua chấp nhận thanh toán.

* Việc bán hàng được thực hiện bởi bộ phận bán hàng và bộ phận kế toán kết hợp ghi chép. Bộ phận bán hàng chịu trách nhiệm giao hàng và kế toán bán hàng(cô Mai) chịu trách nhiệm viết hóa đơn. Kế toán doanh thu sẽ do Phòng kế toán(cô Hoa) ghi chép.

* Doanh nghiệp có áp dụng nhiều loại giá cho một sản phẩm. Giá cả có thường xuyên biến động, nguyên nhân biến động chủ yếu là do giá cả thị trường các yếu tố đầu vào thay đổi. *Có kiểm soát chữ ký của người mua hàng trong các hóa đơn, hóa đơn giao hàng được theo dõi một cách chi tiết đảm bảo việc giao hàng đã được thực hiện và thực hiện chính xác. * Các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại được sự phê duyệt của Phó Giám đốc.

Kết luận: Doanh thu được ghi nhận phù hợp với quy trình ghi nhận của công ty và phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Hệ thống kiểm soát nội bộ là tương đối hiệu quả. Có một điểm mà công ty cần lưu ý là: khi ghi sổ chi tiết phải lấy từ chứng từ gốc ban đầu, không được lầy từ NKC để ghi. Đồng thời công ty cũng nên xây dựng chính sách bán chịu nhằm làm tăng doanh thu, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Kiểm toán viên có chọn mẫu 4 tháng cuối năm 9,10,11,12 là những tháng có số nghiệp vụ phát sinh lớn để tiến hành kiểm tra. Và kết luận của việc kiểm tra đã được các KTV ghi nhận trong giấy làm việc, đồng thời sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán.

Bên cạnh đó, KTV đi sâu vào kiểm tra một số nguyên tắc ghi nhận doanh thu như: doanh thu có phù hợp với chi phí, có đúng kỳ không? và tính tuân thủ có được thực hiện khi hạch toán doanh thu không?...

Dưới đây là bảng kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ của doanh thu: KTV thực hiện bằng cách tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ xẩy ra trước và sau khi kết thúc năm khoảng 5 ngày(kiểm tra 15 nghiệp vụ cuối năm và 15 NV đầu năm sau).

Bảng 17: Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu

Công ty kiểm toán Aticvietnam Khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 31/12/2006 Người lập: Ngày: Tham chiếu: Trang: Soát xét: Ngày: Nội dung: Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu

Thực hiện: 5 ngày trước và sau khi kết thúc niên độ

Phiếu xuất kho Hóa đơn hàng(2006)Sổ bán toán(2006)Sổ kế

Ngày Số Ngày Số

29/12/06 70 29/12/06 1123 x x 30/12/06 75 30/12/06 1568 x x 31/12/06 90 31/12/06 1423 x x

Phiếu xuất kho Hóa đơn hàng(2007)Sổ bán toán(2007)Sổ kế

Ngày Số Ngày Số

2/1/07 15 2/1/07 1963 x x

3/1/07 18 3/1/07 1854 x x

4/1/07 29 4/1/07 1987 x x

Chú ý: Doanh thu được ghi nhận khi bên mua nhận hàng và chấp nhận thanh toán. X: Đã ghi vào sổ và đã được kiểm tra

Kết luận: Doanh thu được ghi nhận phù hợp và đúng kỳ.

Sau khi kiểm tra các nghiệp vụ xẩy ra gần với ngày kết thúc niên độ kế toán. KTV nhận thấy việc ghi nhận doanh thu của công ty là đúng kỳ, không có sự sai lệch về thời gian và giá trị.

Kết hợp với việc kiểm tra, đánh giá HTKSNB, kiểm tra chọn mẫu, KTV còn đưa ra Bảng câu hỏi nhằm xem xét các thủ tục kiểm soát.

Bảng 18: Bảng xem xét các thủ tục kiểm soát

Công ty kiểm toán Aticvietnam Khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 31/12/2006 Người lập: Ngày: Tham chiếu: Trang: Soát xét: Ngày:

Nội dung: Thực hiện các thủ tục kiểm soát

Nội dung Không

Các nghiệp vụ bán hàng đều dựa trên ĐĐH, lệnh bán đã được phê chuẩn? X Đánh số thứ tự trước các chứng từ? X Kết luận: HTKSNB của doanh nghiệp là tương đối hiệu quả.

Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm soát, KTV đã đưa ra ý kiến tổng hợp về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC đối với khoản mục doanh thu: Việc kiểm

soát là khá tốt, đảm bảo phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14.

2.3.1.2.Đối với công ty XYZ

Do là khách hàng cũ nên giấy tờ làm việc về HTKSNB đều được lưu trong hồ sơ kiểm toán của khách hàng từ những năm trước. KTV sẽ lấy từ đó ra và xem xét năm nay, doanh nghiệp có những thay đổi gì về HTKSNB.

Việc kiểm tra HTKSNB với doanh thu thực chất là kiểm tra soát xét các chính sách ghi nhận doanh thu, kiểm tra tính đúng kỳ và chính sách giá của công ty…có phù hợp với các nguyên tắc ghi nhận doanh thu hay không?, các chính sách của công ty không? Dưới đây là trích hai bảng mà KTV đã tiến hành kiểm tra và sẽ lưu trong hồ sơ kiểm toán.

Bảng 19: Bảng kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ với doanh thu

Công ty kiểm toán Aticvietnam Khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 31/12/2006 Người lập: Ngày: Tham chiếu: Trang: Soát xét: Ngày: Nội dung: Kiểm tra HTKSNB

*Quy trình xử lý: Đơn đặt hàng – Sản xuất, gia công theo từng đơn đặt hàng – Xuất hàng – Thanh toán. *Doanh thu xuất khẩu được ghi nhận căn cứ vào tờ khai hải quan sau khi đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu. Khi xuất hàng cho người mua: nếu là hàng gia công thì khi nhập, xuất hàng chỉ có biên bản giao nhận hàng, không có phiếu xuất kho hay nhập kho; và khi xuất bán với hàng xuất khẩu thì có các chứng từ như: hóa đơn, đơn đặt hàng, biên bản giao nhận hàng, tờ khai hải quan; khi xuất bán với hàng sản xuất thì có các chứng từ như: hóa đơn, đơn đặt hàng. Đối với sản phẩm tự sản xuất thì khác với hàng gia công là có qua kho nên có phiếu nhập và phiếu xuất.

*Công ty thực hiện kế toán theo phương pháp Chứng từ ghi sổ. Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam. * Tỷ giá để quy đổi từ đống USD sang VND để ghi nhận doanh thu là tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước VN công bố tại thời điểm giao hàng với hàng tiêu thụ nội địa và tại thời điểm kê khai hải quan nếu là hàng xuất khẩu.

* Công ty không có chính sách gì với các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

* Chức năng giao hàng và viết hóa đơn được tách bạch. Chưa có quá trình theo dõi hóa đơn giao hàng, nên để khẳng định việc giao hàng đã được thực hiện và thực hiện chính xác là không có cơ sở.

Kết luận: Doanh thu được ghi nhận phù hợp với quy trình ghi nhận của công ty và phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá ở mức trung bình. Có một điểm mà công ty cần lưu ý là: Cần đưa ra quá trình theo dõi hóa đơn giao hàng để nhằm khẳng định rằng việc giao hàng đã được thực hiện và thực hiện một cách chính xác.

Bảng 20: Bảng xem xét các thủ tục kiểm soát

Công ty kiểm toán Aticvietnam Khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 31/12/2006 Người lập: Ngày: Tham chiếu: Trang: Soát xét: Ngày:

Nội dung: Thực hiện các thủ tục kiểm soát

Nội dung Không

Các nghiệp vụ bán hàng đều dựa trên ĐĐH, lệnh bán đã được phê chuẩn? X Đánh số thứ tự trước các chứng từ? X Xây dựng bảng giá, các quy chế về giá? X Xây dựng và vận dụng sơ đồ TK chi tiết cho các NV? X

Kết luận: HTKSNB của doanh nghiệp được đánh giá ở mức trung bình.

Việc tìm hiểu HTKSNB nhằm xem xét trong niên độ kế toán hiện hành, Công ty có những thay đổi gì trong công tác kế toán, cơ cấu tổ chức…Qua việc kiểm tra các thủ tục kiểm soát liên quan đến doanh thu, KTV đã đưa ra kết luận tổng hợp rằng: HTKSNB của công ty XYZ ở mức trung bình, do đó cần phải tăng cường các thử nghiệm chi tiết.

2.2.3.2.Thực hiện thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích là thủ tục không thể thiếu được trong kiểm toán BCTC, đặc biệt là khi kiểm toán khoản mục doanh thu. Thủ tục phân tích thường là đem lại hiệu quả cao hơn là kiểm tra chi tiết bởi lẽ: kiểm tra chi tiết đòi hỏi số lượng mẫu kiểm tra rất lớn, tốn kém thời gian, chi phí mà hiệu quả lại không cao. Mặt khác thủ tục phân tích còn cho chúng ta biết được mối liên hệ tương quan của khoản mục doanh thu với các khoản mục khác trên BCTC, cho biết được xu hướng biến động giữa các năm… Chính vì thế, bên cạnh các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch, KTVsẽ đi phân tích sâu hơn trong quá trình thực hiện kiểm toán.

2.2.3.2.1.Đối với công ty ABC

Sau khi tổng hợp được doanh thu của 12 tháng, KTV lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng với các chỉ tiêu liên quan như: Giá vốn, chi phí, lợi nhuận…Và sự phân tích đó được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng 21: Bảng phân tích doanh thu

Phân tích mối liên hệ giữa doanh thu và các chỉ tiêu khác Công ty kiểm toán Aticvietnam

Khách hàng: Niên độ kế toán Người lập: Ngày: Tham chiếu: Trang: Soát xét: Ngày: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 DTT(1) 2,507,325,250 1,456,271,423 3,238,284,741 6,245,876,320 7,457,872,263 7,548,762,12 4 12,962,364,87 5 14,657,875,964 GV(2) 2,000,120,450 1,234,456,874 2,968,456,321 6,995,478,331 6,578,985,782 6,987,146,87 5 11,568,789,621 13,365,899,659 LG(3) 507,204,800 221,814,549 269,828,420 (749,602,011) 878,886,481 561,615,249 1,393,575,254 1,291,976,305 CP(4) 345,872,456 187,145,231 198,257,987 200,835,396 760,123,364 425,142,654 985,012,542 958,456,321 (2)/(1) 0.797710808 0.847683237 0.916675511 1.120015507 0.882153187 0.925601676 0.892490663 0.911857877 (3)/(1) 0.202289192 0.152316763 0.083324489 -0.120015507 0.117846813 0.074398324 0.107509337 0.088142123 (4)/(1) 0.13794479 0.128509856 0.061223148 0.032154879 0.101922283 0.056319519 0.075990188 0.065388486 Tháng 9 10 11 12 Cộng DTT(1 ) 16,263,984,524 12,235,578,98 5 8,752,365,58 7 14,245,164,211 107,571,726,26 7 GV(2) 14,964,092,37 4 12,023,365,85 7 8,035,290,33 9 13,145,789,96 4 99,867,872,447 LG(3) 1,299,892,150 212,213,128 717,075,248 1,099,374,247 7,703,853,820 CP(4) 957,412,320 175,412,320 653,663,406 1,130,520,231 6,977,854,228 (2)/(1) 0.920075419 0.982656062 0.918070693 0.92282474 0.928384027 (3)/(1) 0.079924581 0.017343938 0.081929307 0.07717526 0.071615973

Nhìn vào bảng ta thấy được rằng doanh thu giảm trong tháng 1,2,3 và tăng mạnh trong tháng 7,8,9. Điều đó là rất dễ hiểu bởi lẽ trong tháng 7,8,9, số lượng học sinh chuẩn bị đồ dùng để bước vào năm học mới là rất đông, từ đó kéo theo doanh thu tăng mạnh. Còn tháng 1,2,3 theo xu thế chung mọi năm là cứ dịp tết đến thì việc tiêu thụ sản phẩm của công ty giảm xuống rõ rệt. Do dó, doanh thu ở đây không có điểm đặc biệt cần chú ý.

Trong tháng 4, GV của công ty tăng cao dẫn đến Lãi gộp của công ty giảm mạnh, công ty làm ăn thua lỗ trong tháng 4 này. KTV phỏng vấn Ban giám đốc khách hàng kết hợp với việc kiểm tra sổ sách thì nhận thấy nguyên nhân là công ty mới đưa vào sản xuất thử một lô hàng mới với kiểu dáng lạ nhưng chưa được phản ứng tốt của người dân. Nhìn chung, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp là ổn định, không có những điểm gì đáng nghi vấn hay nói cách khác doanh nghiệp đã phản ánh trung thực tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Bảng 22: Bảng phân tích các khoản giảm trừ doanh thu

Công ty kiểm toán Aticvietnam Khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 31/12/2006 Người lập: Ngày: Tham chiếu: Trang: Soát xét: Ngày: Đơn vị: Đồng

Nội dung: Phân tích các khoản giảm trừ doanh thu Nội dung 6 tháng cuối

năm 2006 6 tháng đầu năm 2006 Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệchTuyệt đối % Hàng hóa 19,925,111 1,000,000 29,925,111 30,360,253 -435,142 98.56 Thành phẩm 2,005,000 2,000,000 4,005,000 9,000,000 -4,995,000 44.5 HBBTL 21,930,111 3,000,000 33,930,111 39,360,253 -5,430,142 86.2 HBBTL/DTT 0.0315% 0.0399%

Hàng bán bị trả lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu. Tỷ lệ hàng bán bị trả lại thấp hơn năm trước, đây là một dấu hiệu đáng mừng của công ty. Nguyên nhân dẫn đến HBBTL năm 2005 cao là do công ty có đưa ra một sản phẩm mới cả về kiểu dáng và chất lượng, nhưng chất lượng không đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đồng thời một số sản phẩm cũng có chất lượng thấp hơn mức quy định. Từ đó dẫn đến HBBTL năm 2005 là cao. Sang năm 2006, tỷ lệ HBBTL tuy có thấp hơn nhưng thấp hơn không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là ảnh hưởng của sản phẩm năm 2005 còn tồn đọng trong kho, năm nay mới đem ra tiêu thụ. Nhóm KTV đã thảo luận với kế toán trưởng và được giải thích nguyên nhân của sự việc này không phải do hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động kém hiệu quả mà do một số sản phẩm bị lỗi, sai sót trong quá trình sản xuất mà không được để ý, phát hiện.

2.2.3.2.2.Đối với công ty XYZ

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã phân tích tổng quát đối với

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU BH CCDV TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ATICVIETNAM (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w