Thực hiện cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập” (Trang 74 - 80)

II. Giải pháp lâu dài nhằm tiếp tục quá trình tự do hoá lãi suất:

4. Thực hiện cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo:

Khi thị trường tiền tệ thực sự phát triển theo hướng ổn định và có đủ điều kiện để thực hiện tự do hoá lãi suất hoàn toàn, thì có thể bỏ cơ chế diều hành theo lãi suất cơ bản để chuyển hẳn sang cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước- lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cho vay qua đêm.

Sau khi bỏ biên độ lãi suất, thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận, thì vai trò của lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng Việt Nam thực chất chỉ còn mang tính hướng dẫn, tham khảo cho các tổ chức tín dụng, không còn vai trò kiểm soát và tác động trực tiếp đến lãi suất trên thị trường. Vì vậy, khi thị trường tiền tệ thực sự phát triển theo hướng ổn định và có đủ điều kiện để tự do hoá lãi suất hoàn toàn, cần phải chuyển sang cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước.

74

hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có bảo đảm bằng thế chấp hồ sơ tín dụng hoặc cầm cố thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá ngắn hạn khác và cho vay qua cửa sổ chiết khấu đặc biệt. Các hình thức này có thời hạn cho vay ngắn, có thể cho vay trong vài ba ngày, thậm chí cho vay qua đêm để bù đắp thiếu hụt khả năng thanh toán sau khi các tổ chức tín dụng đã thực hiện vay mượn lẫn nhau trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Lãi suất của các hình thức tái cấp vốn này do ngân hàng Nhà nước qui định, thường cao hơn các mức lãi suất khác, để thực hiện điều tiết và chỉđạo mặt bằng lãi suất trên thị trường cũng như

thực hiện vai trò ngân hàng Nhà nước là người cho vay cuối cùng. Lãi suất này

được quy định từng thời kỳ tuỳ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ nói chung, có chú ý đến cung – cầu tín dụng trong nước và quốc tế, đặc biệt chú ý đến trên thị trường vốn và tỷ giá ngoại tệ.

Các tổ chức tín dụng có thể tự do và không hạn chế số lượng tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước. Nhưng để hạn chế hoặc khuyến khích thì ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất tiền gửi cao hay thấp, thậm chí lãi suất tiền gửi loại này có thể bằng không. Mức lãi suất tiền gửi luôn có khoảng cách nhất định với lãi suất tái chiết khấu và cho vay qua đêm nói trên. Đối với 2 loại lãi suất này, ngân hàng Nhà nước sẽ tạo ra khoảng giới hạn nhất định có tính chất khung lãi suất cho thị trường tiền tệ.

Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở là lãi suất đấu thầu các loại tín phiếu và các loại giấy có giá ngắn hạn. Ngân hàng Nhà nước tham gia tổ chức nghiệp vụ

thị trường mở và chi phối mức lãi suất đấu thầu. Mức lãi suất này thường nằm giữa 2 loại lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi nói trên.

Lãi suất thị trường liên ngân hàng để thực hiện việc vay mượn ngắn hạn lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng trong trường hợp thiếu vốn mà chưa đến phiên giao dịch trên thị trường mở. Vì vậy lãi suất thị trường liên ngân hàng luôn dao động xung quanh lãi suất thị trường mở và phụ thuộc vào lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng Nhà nước. Lãi suất thị trường liên ngân hàng có vai trò chi phối lãi suất huy động và cho vay của tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế

75

theo hướng: lãi suất huy động thường thấp hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng và cao hoan lãi suất tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước; lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất chiết khấu của ngân hàng Nhà nước và cao hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng.

Như vậy cơ chế điều hành hệ thống lãi suất này là sự tác động gián tiếp của lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng Nhà nước đến lãi suất tín dụng của các tổ

chức tín dụng đối với nền kinh tế, thông qua lãi suất trung gian của nghiệp vụ thị

trường mở và thị trường liên ngân hàng. Khi đó ngân hàng Nhà nước đã thực sự

sử dụng các biện pháp kinh tế để tác động và điều hành thị trường thay thế cho các biện pháp can thiệp mang tính hành chính. Muốn vậy, ngân hàng Nhà nước cần sớm hoàn thiện và phát triển hơn nữa thị trường liên ngân hàng, cũng như

sớm đưa vào sử dụng cơ chế lãi suất cho vay qua đêm, để phát huy vai trò của công cụ lãi suất điều hành của ngân hàng Nhà nước, góp phần thực hiện hiệu quả hơn nữa mục tiêu chính sách tiền tệ của mình.

Tóm lại, sau gần 15 năm đổi mới hoạt động ngân hàng nói chung và đổi mới cơ chế điều hành lãi suất nói riêng, tính đến thời điểm hiện nay, về cơ bản lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam, lãi suất tiền gửi và cho vay ngoại tệ, lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng đã được tự do hoá. Lãi suất cho vay bằng

đồng Việt Nam đối với nền kinh tế cũng được tự do hoá theo cơ chế lãi suất thoả

thuận từ tháng 6/2002. Như vậy, nghiên cứu chương III đã chỉ ra những cơ sở

khoa học và thực tiễn của quá trình tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất tín dụng ngân hàng theo hướng tự do hoá; từ đó xác định mục tiêu, quan điểm và bước đi cụ thể tiếp theo của quá trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam. Đồng thời kiến nghị các giải pháp đồng bộ và đề xuất các điều kiện để tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá ở Việt Nam trong thời gian tới.

77

Kết Luận

Tự do hóa lãi suất hiện nay là một xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia trong việc điều hành cơ chế lãi suất và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó trong tiến trình hội nhập nền kinh tế với thế giới.

Kinh nghiệm của một số ngân hàng Trung ương các nước trong điều hành cơ chế lãi suất đã chỉ ra những bài học cho Việt Nam, giúp chúng ta chọn được bước đi đúng đắn và phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay.

Qua phân tích diễn biến lãi suất tín dụng của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt từ 6/2002 với cơ chế lãi suất thỏa thuận mà theo đó, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở cung-cầu vốn thị trường và uy tín của khách hàng vay, chúng ta có thể thấy Việt Nam đã và đang từng bước tiến tới tự

do hóa lãi suất. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, chúng ta cũng đã gặp không ít những khó khăn cần khắc phục. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn xác định mục tiêu và bước đi tiếp theo là hướng tới một cơ chế lãi suất tự do hoàn toàn, phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Trên cơ sở đó, khoá luận đã đề ra các điều kiện nhằm tiếp tục tiến trình tự

do hóa lãi suất; từ đó người viết cũng xin mạnh dạn kiến nghị một số giải pháp: giải pháp trước mắt là cần phải phát huy cơ chế lãi suất thỏa thuận hiện nay; và giải pháp lâu dài là nhằm tiến tới một cơ chế tự do hóa hoàn toàn về lãi suất trong thời gian tới.

Do vốn kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, trong quá trình làm khóa luận không tránh khỏi những sai sót, kính mong các thầy cô giáo, bạn bè

đóng góp ý kiến, giúp đỡđể khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

78

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bộ kế hoạch đầu tư (1996), Chính sách và biện pháp huy động vốn, Nxb Thống Kê Hà Nội

2. Cox Daviv (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb sự thật, Hà Nội

3. Học viện ngân hàng (1999), Định hướng điều hành lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tài liệu hội thảo khoa học.

4. Dương Thu Hương (1993), Điều hành cung ứng tiền tệ theo tín hiệu thị

trường, Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện khoa học ngân hàng, Hà Nội

5. Dương thu Hương (1996), Điều hành chính sách tiền tệ trong giai đoạn 1996- 2000, Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện khoa học ngân hàng, Hà Nội

6. Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội (1992), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb

Giáo Dục, Hà Nội.

7. Marx.K (1963), Tư bản quyển 2,3 tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Mishkhin (1999), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học kĩ

thuật, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ

mô của ngân hàng Trung ương ở các nước tư bản phát triển, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996), Báo cáo thường niên, Cty in công

đoàn Việt Nam, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Báo cáo thường niên, Cty in công

đoàn Việt Nam, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), Báo cáo thường niên, Cty in công

đoàn Việt Nam, Hà Nội.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999), Báo cáo thường niên, Cty in công

đoàn Việt Nam, Hà Nội.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2000), Báo cáo thường niên, Cty in công

79

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Báo cáo thường niên, Cty in công

đoàn Việt Nam, Hà Nội.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Báo cáo thường niên, Cty in công

đoàn Việt Nam, Hà Nội.

17. Ngân hàng thế giới (1998), Các hệ thống tài chính và sự phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Nguuyễn Bá Nha (1997), Lãi suất trong nền kinh tế thị trường, Nxb Thống kê, Hà Nội.

19. Samuelson (1995), Kinh tế học, Nxb Thống kê, Hà Nội. 20. Tạp chí ngân hàng, số 11-2003

21. Tạp chí thị trường tài chính, số ra ngày 15-7-2003 22. Tạp chí thị trường tài chính, số ra ngày 15-9-2003 23. Tạp chí thị trường tài chính, số ra ngày 1-11-2003 24. Trang web

www.imf.org

www.worldbank.com www.vnexpress.net www.vneconomic.com

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập” (Trang 74 - 80)