Cơ sở pháp lý và thực tế cuả việc Ngân hàng Nhà nước xác định

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập” (Trang 51 - 56)

I. Diễn biến lãi suất tíndụng trong thời gian qua

4. 1.Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam

4.3.2. Cơ sở pháp lý và thực tế cuả việc Ngân hàng Nhà nước xác định

bố lãi suất cơ bản

Tại điều 9 và 18 Luật NHNN Việt Nam qui định “Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn” và “Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng

ấn định lãi suất kinh doanh”. Như vậy, về mặt pháp lý, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục công bố lãi suất cơ bản, nhưng với cơ chế lãi suất thoả thuận đã được thực hiện từ tháng 6/2002, lãi suất cơ bản không còn là công cụ để kiểm soát

51

trực tiếp lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng mà có thể đóng vai trò định hướng lãi suất thị trường, giúp cho các tổ chức tín dụng hạn chế rủi ro lãi suất trong việc ấn định lãi suất huy động và cho vay.

Điều kiện thị trường tài chính – tiền tệ trong nước có một số vấn đề cần

được cân nhắc trong việc tiếp tục công bố lãi suất cơ bản:

(1) Mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế nước ta còn thấp, thị trường tiền tệ

chưa đồng nhất, còn hạn hẹp về quy mô. Các công cụ giao dịch tiền tệ chưa đa dạng, rủi ro tiền tệ còn khá lớn (trong cơ cấu tổng phương tiện thanh toán – M2, thì tiền mặt là 26%, tiền gửi VND 48%, tiền gửi bằng ngoại tệ 26%);

(2) Các công cụ gián tiếp để điều hành chính sách tiền tệ tác động còn hạn chế, độ trễ khá lớn, thị trường nội tệ liên ngân hàng chưa được củng cố, cho nên lãi suất thị trường liên ngân hàng chưa phản ánh đúng quan hệ cung- cầu về

vốn.

(3) Tình trạng đó la hoá trong nền kinh tế chưa được thu hẹp, có nguy cơ mở rộng làm cho yếu tố tâm lý của dân chúng trở nên nhạy cảm, tác động mạnh đến thị trường tiền tệ và ngoại hối mỗi khi Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách mới hoặc thị trường tài chính khu vực và thế giới có biến động;

(4) Phần lớn các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và người dân chưa có

đủđiều kiện về thông tin để có thể dự báo ngắn hạn diễn biến lãi suất thị trường, cho nên dễ gặp rủi ro về lãi suất;

Như vậy, với điều kiện thực tế của thị trường tiền tệ trong nước hiện nay, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là kênh thông tin cần thiết, hỗ

trợ cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và người dân xác định và thỏa thuận lãi suất tiền gửi và tiền vay phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường.

Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước, thì lãi suất cơ bản là lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường của các ngân hàng thương mại đối với khách hàng vay có tín nhiệm trong việc sử dụng vốn vay. Mức lãi suất này đảm bảo cho các ngân hàng thương mại hoạt động trong điều kiện bình thường, trang trải được chi phí hoạt động, bù đắp rủi ro. Lãi suất cơ bản được xác định trên cơ sở lãi

52

suất cho vay bình quân thấp nhất của 15 Ngân hàng liên doanh và 18 ngân hàng cổ phần). Trên thực tế, việc xác định lãi suất cơ bản không hẳn là giản đơn như

vậy, mà là một công việc khá phức tạp, phải dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá có tính định lượng quan hệ cung-cầu vốn và các nhân tố ảnh hưởng khác để dự

báo chiều hướng và mức độ biến động lãi suất thị trường, từđó xác định và công bố lãi suất cơ bản. Cụ thể như sau:

Mô hình xác định lãi suất cơ bản: Lãi suất cơ bản = f( Rt, Md, L, E, Ri, Ms), trong đó, lãi suất cơ bản được xác định như một hàm số f của các biến số

chủ yếu sau:

(1) Rt là mức lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường bình quân áp dụng đối với khách hàng lớn, có uy tín trên thị trường của 15 ngân hàng thương mại, dự kiến áp dụng trong kỳ tiếp theo và mức độ tăng, giảm so với lãi suất bình quân thực tế kỳ hiện tại: Việc xác định đại lượng này theo phương pháp bình quân gia quyền, căn cứ vào báo cáo về lãi suất của các ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và thị phần tín dụng bằng VND của mỗi ngân hàng thương mại.

(2) Md là mức độ và chiều hướng biến động cung-cầu vốn tín dụng kỳ

tháng tiếp theo: Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu, tác động đến diễn biến lãi suất thị trường, được xác định dựa vào quan hệ về khối lượng vốn và tốc độ gia tăng giữa vốn huy động và cho vay đối với nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng trong kỳ hiện tại; đồng thời, kết hợp với sự phân tích, dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến cung-cầu vốn tín dụng trong kỳ tiếp theo như: khả năng tiết kiệm của dân cư và huy động vốn từ nước ngoài (vốn đầu tư trực tiếp, ODA và kiều hối), nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và dân cư, tính “mùa vụ” về huy

động và cho vay vốn của tháng trong năm, khả năng huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng.

(3) L là mức độ và chiều hướng biến động của lạm phát: Nhân tố này vừa phản ánh hệ quả của diễn biến nền kinh tế-xã hội và cũng là nguyên nhân trực tiếp làm cho lãi suất thị trường tăng lên hoặc giảm xuống.

53

(4) E là mức độ và chiều hướng biến động của tỷ giá VND/úD và Ri là mức độ và chiều hướng biến động của lãi suất thị trường quốc tế: Theo mô hình RVND = f(E,Ri,k)

- RVND là lãi suất VND, k là hệ số tín nhiệm của dân cư đối với VND. Trong điều kiện đô la hoá nền kinh tế, thì lãi suất VND bị tác động khá nhạy cảm và thuận chiều với biến động của E và Ri, còn hệ số k chậm thay đổi hơn. Căn cứ vào diễn biến thực tế và dự báo chiều hướng biến động của E, Ri và k để có thể lượng tính mức cân bằng có thể của phương trình nói trên và mức độ

biến động của RVND .

(5) Ms là mức độ và chiều hướng biến động vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại, khả năng cung ứng tiền của Ngân hàng Nhà nước bằng các công cụ chính sách tiền tệ theo chủ trương “thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ”, phù hợp với mục tiêu, diễn biến kinh tế vĩ mô: Đây là “van” bơm tiền ra hay rút tiền về có tác động tức thời đối với lãi suất thị trường, thể hiện vai trò kiểm soát lãi suất thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Bảng 5: Biến động của lãi suất cơ bản trong mối quan hệ với lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng:

Đơn vị: %/tháng Thời gian Lãi suất cơ bản LSCV ngắn hạn bq ở thành thị LSCV ngắn hạn bq ở nông thôn LS thị trường nội tệ liên NH T8/2000 0,75 0,775 0.90 0.62 T9/2000 0,75 0,775 0,90 0,60 T10/2000 0,75 0,775 0,90 0,56 T11/2000 0,75 0,775 0,90 0.58 T12/2000 0,75 0,775 0,90 0,61 T1/2001 0,75 0,775 0,90 0,60 T2/2001 0,75 0,775 0,90 0,57 T3/2001 0,725 0.75 0,875 0,59 T4/2001 0,70 0,725 0,850 0,58 T5/2001 0,65 0,70 0,825 0,55 T6/2001 0,65 0,675 0,80 0,53 T7/2001 0,65 0,675 0,80 0,55 T8/2001 0,65 0,675 0,80 0,57 T9/2001 0,65 0,675 0,80 0,58

54 T10/2001 0,60 0,675 0,80 0,54 T11/2001 0,60 0,675 0,80 0,54 T12/2001 0,60 0,675 0,80 0,53 T1/2002 0,60 0,65 0,82 0,56 T2/2002 0,60 0,65 0,82 0,56 T3/2002 0,60 0,65 0,82 0,55 T4/2002 0,60 0,65 0,82 0,61 T5/2002 0,60 0,65 0,82 0,60 T6/2002 0,60 0,65 0,82 0,54 T7/2002 0,60 0,68 0,87 0,56 T8/2002 0,620 0,68 0,87 0,61 T9/2002 0,620 0,68 0,87 0,59 T10/2002 0,620 0,70 0,87 0,58 T11/2002 0,620 0,70 0,89 0,59 T12/2002 0,620 0,70 0,89 0,58 T1/2003 0,620 0,72 0,89 0,55 T2/2003 0,620 0,72 0,89 0,59 T3/2003 0,620 0,75 0,90 0,53 T4/2003 0,625 0,79 0,91 0,54 T5/2003 0,625 0,79 0,91 0,57 T6/2003 0,625 0,79 0,91 0,57

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Trên cơ sở tổng hợp chiều hướng và mức độ tác động của các nhân tố nói trên để xác định mức cụ thể lãi suất cơ bản, giữ nguyên hoặc tăng, giảm với biên

độ khoảng 0,025 - 0,05%/tháng. Có thể thấy rằng, lãi suất cơ bản không phải là thương số của phép chia lãi suất cho vay thông thường mà nó có nội hàm phản ánh tương đối khách quan, tổng hợp các mối quan hệ tác động trên thị trường tiền tệ để hình thành nên lãi suất, đồng thời cũng thể hiện mục tiêu điều hành chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Điều này làm cho lãi suất cơ bản có thể tiếp tục đóng vai trò phát tín hiệu đểđịnh hướng lãi suất thị trường.

Bảng số liệu sau đây (bảng 5) cho thấy, lãi suất cơ bản biến động phù hợp với lãi suất thị trường, không có sự biến động đột biến, nhằm hạn chế rủi ro, tránh xáo trộn thị trường tiền tệ và ngoại hối. Lãi suất cơ bản có chênh lệch thực tế thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn ở khu vực thành thị khoảng 0,05%- 0,2%/tháng, thấp hơn lãi suất cho vay ở khu vực nông thôn khoảng 0,15%- 0,3%/tháng, cao hơn 0,08-0,1%/tháng so với lãi suất thị trường nội tệ liên ngân

55

hàng. Mức chênh lệch này phản ánh mối quan hệ giữa lãi suất cơ bản với lãi suất thị trường được xác lập tương đối hợp lý kể cả trước và sau thời điểm 1/6/2002

- Thời gian trước và sau thời điểm 1/6/2002, nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục sử dụng lãi suất cơ bản làm cơ sở để ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng vay, với biên độ 0,3%/ tháng hoặc lớn hơn đối với khoản vay có thời hạn dài; Theo cam kết giữa ban quản lý dự án hỗ trợ tài chính nông thôn I, II với ngân hàng thế giới (bên tài trợ), thì lãi suất cơ bản được lấy làm cơ sở để ấn định lãi suất bán buôn vốn cho các ngân hàng thương mại; mỗi khi Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản, đều nhận được phản ứng tích cực từ thị

trường tiền tệ và mối quan tâm của các tổ chức, cá nhân. Điều này phản ánh mức

độ tin cậy nhất định của ngân hàng thương mại và khách hàng vay đối với lãi suất cơ bản và tác dụng của nó trong việc định hướng lãi suất thị trường tiền tệ. - Do sự cạnh tranh trên thị trường tín dụng, nhiều ngân hàng thương mại

đề nghị ngân hàng Nhà nước điều chỉnh linh hoạt hơn lãi suất cơ bản để phát tín hiệu cho chiều hướng lãi suất thị trường, tạo cơ sở cho ngân hàng thương mại và khách hàng vay thoả thuận lãi suất cho vay được nhanh chóng hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập” (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)