Cơ chế lãi suất thực dương và quản lý theo khung lãi suất thời kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập” (Trang 39 - 41)

I. Diễn biến lãi suất tíndụng trong thời gian qua

2. Cơ chế lãi suất thực dương và quản lý theo khung lãi suất thời kỳ

đến 1995

39

những điều kiện kinh tế tiền tệ đã thay đổi cơ bản so với năm trước đây, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang thực hiện chính sách lãi suất thực dương với những đặc điểm sau đây: lãi suất cho vay bình quân cao hơn lãi suất tiền gửi bình quân, lãi suất tiền gửi bình quân lớn hơn tỷ lệ lạm phá. Nhà nước quy định sàn lãi suất tiền gửi và sàn lãi suất cho vay. Trong phạm vi mức lãi suất đó các tổ chức tín dụng được phép ấn hành các mức lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay cụ thể cho từng đối tượng, đặc thù hoạt động kinh doanh và cung-cầu vốn từng thời điểm. Lãi suất thời kỳ này không có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng, do vậy một phần hạn chế được sự trì trệ

của nền kinh tế, đặc điểm của khu vực kinh tế Nhà nước. Đối với lãi suất ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất cho vay, lãi suất huy động cho các ngân hàng thương mại tự quyết định trên cơ sở lãi suất trần quốc tế và cung- cầu vốn ngoại tệở thị trường tiền tệ trong nước.

Bảng 2: Diễn biến lãi suất bình quân các năm 1986 – 1995 Đơn vị tính: %/tháng Lãi suất/ năm 86-90 91 92 93 94 95 Cho vay BQ 4,3 2,5 2,5 1,8 1,6 1,7 Tiền gửi BQ 6,0 2,9 1,9 1,4 1,3 1,4 Chênh lệch -1,7 -0,4 +0,6 +0,4 +0,3 +0,3 Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế

Tuy nhiên, đến năm 1995, chính sách lãi suất này đã bộc lộ những nhược

điểm của nó. Sau gần chục năm chuyển sang kinh tế thị trường, nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng, các thành phần kinh tế phát triển đa dạng, do đó nhu cầu về

40

vẫn bị phụ thuộc nhiều vào Nhà nước.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước khống chế chặt chẽ mức trần lãi suất cho vay ở mức thấp đã khuyến khích sự vay mượn lòng vòng trên thị trường không chính thức, trốn tránh sự kiểm soát, lãi suất tiền gửi tăng nhanh nhưng lãi suất cho vay lại không tăng được và chênh lệch lãi suất chỉ để bù đắp chi phí kinh doanh, lợi nhuận rất thấp, khả năng tài chính của các Ngân hàng thương mại bị

yếu đi, gây xáo trộn trên thị trường tài chính. Vì vậy, chính sách lãi suất đã không còn phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường tài chính và mục tiêu phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập” (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)