Những hạn chế còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 62 - 65)

1 Tỷ lệ lãi suất chiết khấu 2,36%

1.4.2. Những hạn chế còn tồn tại:

1.4.2.1. Hạn chế về quy trình đánh giá rủi ro:

74. Đối với hoạt động cho vay tại Chi nhánh công tác thẩm định và đánh giá rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu, nhằm đảm bảo cho Chi nhánh có được sự tăng trưởng ổn định và bền vững. Tuy vậy, quy trình tổng hợp rủi ro mà Chi nhánh đang sử dụng còn chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Vẫn còn tồn tại những kẽ hở, thiếu sót trong quy trình làm cho rủi ro không được đánh giá hết. Trong quy trình đánh giá rủi ro chưa có phân biệt thứ tự quan trọng các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá.

1.4.2.2. Hạn chế về phương pháp đánh giá rủi ro

75. Đối với phương pháp đánh giá rủi ro tại Chi nhánh Cầu Giấy, việc đưa ra những quy định hướng dẫn về phân tích, đánh giá rủi ro nói chung còn thể hiện rõ tính chất quy phạm nhất định. Hơn nữa các nội dung mà phương pháp phân tích đưa ra chưa thể hiện được đẩy đủ quan điểm hệ thống và mối liên hệ logic chặt chẽ. Các phương pháp phân tích rủi ro cho thấy cán bộ thẩm định rủi ro chỉ phân tích rủi ro dự án ở trạng thái tĩnh là chủ yếu.

76. Đối với phương pháp định tính mà Chi nhánh sử dụng để đánh giá rủi ro về cơ bản đã xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên các khía cạnh mới chỉ được xem xét độc lập và chưa được đánh giá tương quan với các khía cạnh khác.

77. Đối với phương pháp phân tích độ nhạy khi ngân hàng sử dụng để định lượng rủi ro đối với dự án đầu tư, ngân hàng đã không tính đến mối quan hệ giữa các yếu tố, ví dụ như giá và sản lượng có quan hệ với nhau. Hơn nữa, trong quá trình phân tích độ nhạy của dự án đầu tư, chỉ một vài nhân tố thay đổi, các nhân tố khác giữ nguyên do vậy kết quả phân tích không phản ánh đúng thực tế của dự án. Thêm vào đó, phương pháp này còn không tính đến xác suất xảy ra các biến cố, việc phân tích còn mang tính chất tổng quát sơ sài, chưa tính toán một cách toàn diện và cụ thể các rủi ro xảy ra vì vậy kết quả phân tích độ nhạy chỉ được coi là tài liệu tham khảo. Cán bộ khi đánh giá rủi ro thường quá chú trọng đến những yếu tố biến động lớn như giá bán sản phẩm, tổng chi phí, doanh thu…mà it chú ý đến những yếu tố có sự thay đổi so với dự toán như tổng vốn đầu tư…

78. Bên cạnh đó, số lượng các phương pháp làm căn cứ phân tích, đánh giá rủi ro dự án cũng chưa đầy đủ, đúng mức hoặc không đúng như các phương pháp đã được quy định.

79. Chính vì vậy, cán bộ Chi nhánh khi tiến hành đánh giá rủi ro cần thực hiện một cách kỹ càng hơn nữa tác động của những yếu tố này khi có sự thay đổi, để đảm bảo sự chính xác trong công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn.

1.4.2.3. Hạn chế về nội dung phân tích rủi ro

80. Thứ nhất, đối với việc xác định nhu cầu vốn đầu tư gặp rất

nhiều khó khăn. Bởi lẽ, khí đánh giá lại nhu cầu vốn đầu tư, cán bộ ngân hàng phải dựa vào kinh nghiệm thẩm định và dự toán của chủ đầu tư, trong khi các dự án mới, với việc sử dụng máy móc thiết bị ít, các cán bộ thẩm định thường rất khó khăn trong việc đánh giá chính xác nhu cầu thực sự về vốn đầu tư của dự án. Do vậy, khả năng xảy ra rủi ro về vốn đầu tư không hợp lý là rất có thể xảy ra.

81. Thứ hai, việc tính toán hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí dự

kiến của dự án gặp rất nhiều khó khăn. Những yếu tố cấu thành doanh thu gồm có giá cả bán sản phẩm, công suất dự kiến của dự án cũng như khả năng tiêu thụ của sản phẩm đó trên thị trường. Mà các thông số này được dựa vào sự chấp nhận theo dự toán của chủ đầu tư. Như yếu tố giá bán sản phẩm được xác định theo sự tham khảo giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường kết hợp với kế hoạch dự kiến của doanh nghiệp. Mặt khác, việc dự báo giá cả và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án theo cung cầu thị trường trong tương lai còn gặp nhiều hạn chế, thiếu chính xác và độ tin cậy còn chưa cao. Còn đối với yếu tố chi phí của dự án, cũng dựa trên ý kiến chủ quan của con người là chủ yếu, như một số loại chi phí về quản lý doanh nghiệp, chi phí vận hành thường là chấp nhận theo dự toán của chủ đầu tư. Do vậy, các thông số mà chủ đầu tư đưa ra là không có sự đảm bảo khi mà thực tế thì con người không thể lường trước được sẽ thay đổi như thế nào? Hơn nữa, việc điều chỉnh chi phí này, sẽ liên quan đến kết quả của việc phân tích các chỉ tiêu tài chính mà chủ đầu tư hình thành. Chình vì vậy, đó là sự tiềm tàng những rủi ro trong phân tích hiệu quả tìa chính của dự án đối với cán bộ thẩm định.

1.4.2.4. Hạn chế về mặt thông tin

82. Để công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn đạt hiệu quả cao và chính xác, để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn thì điều quan trọng bậc nhất là công tác thu thập và xử lý thông tin. Tuy nhiên, tại Chi nhánh Cầu Giấy thì công tác trên vẫn chưa thực hiện thật hiệu quả, bởi lẽ nguồn thông tin mà ngân hàng thu thập được từ các dự án có chất lượng không cao. Lý do chính là việc thu thập thông tin của các cán bộ vẫn chủ yếu dựa trên thông tin cơ bản do khách hàng cung cấp, bởi các thông tin đó thường chưa qua quá trình kiểm tra kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền, do vậy độ tin cậy chưa cao. Thêm vào đó, những thông tin mà cán bộ thẩm định thu

thập được mới chỉ dừng lại ở việc xem xét doanh nghiệp và tìm kiếm trong sổ sách giao dịch… Vì thế, xuất hiện sự thiếu hụt các nguồn thông tin về các nội dung như: thị trường tiêu thụ, tác động môi trường, nguồn cung cấp…; Nên quá trình đánh giá thị trường tại Chi nhánh còn mang tính hình thức và thiếu cơ sở tin cậy.

83. Hiện nay, cán bộ thẩm định đã có sự khai thác thông tin từ nhiều nguồn, giúp nguồn thông tin thu thập được chính xác hơn. Bởi lẽ, bên cạnh nguồn thông tin có tính chất chủ quan từ phía khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải khai thác thông tin trên mạng internet hoặc số liệu thống kê của các cơ quan trung ương. Tuy nhiên, những hạn chế về công tác thu thập thông tin vẫn còn tồn tại đó là: đối với nguồn số liệu thống kê về thị trường đầu vào và đầu ra của dự án thường chưa được cập nhật đầy đủ nên tính hữu dụng còn thấp; độ tin cậy chưa cao đối với các thông tin được thu thập được trên Internet bởi đa phần các thông tin đó chưa có cơ quan nào đứng ra đánh giá và ra xác nhận.

84. Những vấn đề về thu thập thông tin còn nhiều bất cập dẫn đến “sự lựa chọn đối nghịch” và “rủi ro đạo đức” do các doanh nghiệp vay vốn thực hiện trái với những cam kết sau khi nhận được khoản tiền vay từ ngân hàng, đưa đến việc khó có thể hoàn trả vốn vay gây rủi ro cho ngân hàng.

1.4.2.5. Hạn chế về cán bộ

85. Đội ngũ cán bộ nhân viên trong Chi nhánh nhìn chung còn khá trẻ do đó kinh nghiệm thực tiễn còn chưa cao. Điều này gây hạn chế trong việc đưa ra những đánh giá xác đáng về rủi ro đối với các dự án, đặc biệt là những dự án lớn.

86. Hoà cùng với tốc độ phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật như hiện nay, nhiều thành tựu tiên tiến đã được áp dụng trong ngân hàng như thiết bị và các phần mềm chuyên dụng…Tuy nhiên, với đa phần các cán bộ lâu năm tại ngân hàng việc áp dụng các tiến bộ khoa học đó còn nhiều hạn chế, do vậy khiến công tác thẩm định còn chưa thực sự linh hoạt, đôi khi gây khó khăn và chậm trễ cho khách hàng. Đồng thời với số lượng dự án tiếp cận ngày càng cao thì yêu cầu về tiến độ, chất lượng, tính chính xác của những báo cáo rủi ro sẽ giảm xuống.

87. Nước ta đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với kinh tế quốc tế, nhất là khi nước ta đã trở thành một thành viên của WTO thì các hoạt động tài chính ngày càng diễn ra sôi động đan xen cả những cơ hội và thách thức. Chính vì vậy, công tác đánh giá rủi ro dự án xin vay vốn là rất khó khăn và đòi hỏi yêu cầu ngày càng cấp thiết về mọi mặt. Những gì mà công tác đánh giá rủi ro tại Chi nhánh đã đạt được trong thời gian hoạt động, nhất là trong những năm gần đây là rât đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Chi nhánh cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa để có thể giải quyết những

hạn chế và tồn tại nêu trên một cách có hiệu quả nhất. Điều này, sẽ giúp ngân hàng ngày càng phát triển đi lên một cách an toàn, bên vững, hiệu quả để trở thành một trong những ngân hàng cổ phần lớn mạnh ở nước ta cũng như vươn ra thì trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w