Thực trạng lâm nghiệp

Một phần của tài liệu NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 57 - 61)

IV. LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỦA RICADO

2. Tổng quan về nền nông nghiệp Việt Nam

2.5. Thực trạng lâm nghiệp

Trong 5 năm 2006 – 2010, ngành lâm nghiệp đã được được nhiều thành tựu quan trọng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, tăng từ 1,5% năm 2006 lên 4,6% năm 2010. Một thành tích đáng ghi nhận khác là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu lâm sản rất cao, đạt mức bình quân gần 21,4%/năm trong 5 năm qua.

Trong 5 năm qua rừng được bảo vệ tốt hơn so với trước đây, độ che phủ rừng tăng từ 37,7% năm 2006 (12,87 triệu ha) lên 39,5% năm 2010 (13,452 triệu ha), bình quân 0,36% mỗi năm. Đây là cố gắng rất lớn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam, trong khi độ che phủ rừng các nước trong khu vực đang suy giảm. Sản lượng khai thác gỗ từ 3,2 triệu m3 năm 2006 lên gần 4,1 triệu m3 năm 2010, tăng 50%, trong đó khai thác gỗ rừng trồng chiếm 93%. Cùng với tăng diện tích và độ che phủ của rừng, chất lượng rừng trong những năm qua cũng đã bước đầu được cải thiện.

Các hoạt động bảo vệ rừng, trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng đều được đẩy mạnh. Trồng rừng sản xuất hàng năm tăng từ 150 – 200 ngàn ha, tạo vùng nguyên liệu, phát triển chế biến, tăng xuất khẩu, giảm áp lực lên rừng tự nhiên. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng về cơ bản đã đạt các mục tiêu lớn về xã hội và môi trường.

Trong 5 năm ( 2006-2010) Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động đạt được như sau:

57 Nhận xét: Trong 5 năm qua cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp cũng có một số biến động, tuy nhiên cơ cấu biến đổi không lớn. Điển hình như giá trị trồng rừng từ trong năm 2006 chiếm 14.4% trong tổng cơ cấu giá trị lâm nghiệp. Đến năm 2007 thì giảm xuống còn 13.5% và từ năm 2008-2010 thì giữ ổn định ở mức 14.5%. Tuy nhiên giá trị sản lượng từ việc khai thác lâm sản chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá tri sản xuất và giữ mức ổn định từ 79.9% đến 80.2%. ngoài ra dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác cũng góp một phần không nhỏ trong việc tăng giá trị lâm nghiệp chiếm 5.6%-5.7% trong tổng cơ cấu giá trị lâm nghiệp.

Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, bên cạnh đó tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép ở một số địa phương trở thành các điểm nóng. Ngoài những sản lượng gỗ được khai thác đúng mục đích phục vụ cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thì bên cạnh đó còn nhiều tình trạng khai thác gố, chặt phá

Năm Tổng số Chia ra Trồng và nuôi rừng Khai thác lâm sản Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác 2006 10331,4 1490,5 8250,0 590,9 2007 12108,3 1637,1 9781,0 690,2 2008 14369,8 2040,5 11524,6 804,7 2009 16105,8 2287,0 12916,9 901,9 2010 18244,9 2643,0 14572,8 1029,1

58 rừng hay đốt rừng làm nương rẫy vẫn diễn biến đầy phức tạp. Qua những bảng số liệu được thống kê sau:

Diện tích rừng bị chặt phá phân theo địa phương:

ĐVT: nghìn ha

Năm 2006 2007 2008 2009 CẢ NƯỚC 3124.5 1348.1 3172.2 1563

Đồng bằng sông Hồng 7.3 3.2 2.5 8.5

Trung du và miền núi phía Bắc 241.2 229 360.4 309.3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải

miền Trung 225.9 124.6 331.8 84.5

Tây Nguyên 996.3 481.3 1040.5 714.8

Đông Nam Bộ 1605 483.9 1419.9 428

Đồng bằng sông Cửu Long 48.8 26.1 17.1 18

Sản lượng gỗ khai thác phân theo địa phương:

ĐVT Nghìn m3

Năm

2006 2007 2008 2009 2010

CẢ NƯỚC 3128.5 3461.8 3610.4 3766.7 4042.6

Đồng bằng sông Hồng 163.5 178.8 188.4 182.9 187.3

Trung du và miền núi phía Bắc 1063.6 1185.8 1208.7 1279.9 1328.1

Bắc Trung Bộ và Duyên hải

miền Trung 870.8 991.1 1070.8 1073.9 1237.7

Tây Nguyên 328.7 352.5 375.7 334.7 416.5

Đông Nam Bộ 100.9 127.4 149.1 194.3 262.8

Đồng bằng sông Cửu Long 601.0 626.2 617.7 621.0 610.2

59

Diện tích rừng bị cháy phân theo địa phương:

Nhận xét: Sản xuất lâm nghiệp đã có sự phát triển nhanh theo hướng chuyển từ khai thác sang xây dựng vốn rừng là chủ yếu và đầu tư theo các chương trình, dự án, giao đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình. Trong thời kỳ 2006- 2010, bình quân mỗi năm diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 215 nghìn ha, tốc độ tăng đạt 7,3%/năm. Sản lượng gỗ khai thác giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt 3602 nghìn m3/năm, mỗi năm tăng 6,2%, nét mới là chuyển khai thác gỗ từ rừng tự nhiên sang khai thác từ rừng trồng là chủ yếu. Nhưng , chúng ta cũng nhận thấy rằng khai thác gỗ, chặt phá rừng và cháy rừng ngày càng gia tăng nguyên nhân chính do hệ thống cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp chưa đồng bộ, còn chồng chéo, năng lực của các địa phương còn hạn chế. Chính quyền cơ sở nhiều nơi còn thiếu kiên quyết và chưa có những biện pháp và chế tài đủ mạnh để ngăn chặn phá rừng, gây cháy rừng. Lực lượng kiểm lâm địa phương còn mỏng, cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng còn nhiều hạn chế…

Riêng năm 2011, tình hình lâm nghiệp nước ta như sau:

Trồng rừng tập trung năm 2011 tại một số vùng do gặp khó khăn về thời tiết nên diện tích năm nay ước tính chỉ đạt 212 nghìn ha, bằng 84% năm 2010. Tuy

ĐVT: ha

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

CẢ NƯỚC 2386.7 5136.4 1549.7 1658.0 6723.3

Đồng bằng sông Hồng 441.8 979.2 105.6 216.6 104.0

Trung du và miền núi phía Bắc 1097.6 3059.0 389.9 1124.3 4085.4

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền

Trung 461.8 328.9 610.1 222.0 1200.5

Tây Nguyên 232.6 420.7 113.3 25.4 255.6

Đông Nam Bộ 38.3 22.2 32.9 6.2 69.1

60 nhiên, nhờ các chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành kịp thời nên các hoạt động lâm nghiệp khác tăng khá: Diện tích rừng trồng được chăm sóc năm 2011 đạt 547 nghìn ha, tăng 3,7% so với năm 2010; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 942 nghìn ha, tăng 4,2%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 169 triệu cây, tăng 0,4%; sản lượng gỗ khai thác đạt 4692 nghìn m3, tăng 17%, trong đó gỗ nguyên liệu giấy là 2200 nghìn m3; củi khai thác đạt 26,6 triệu ste, tăng 3,5%. Sản lượng gỗ năm nay tăng mạnh chủ yếu do nhu cầu tăng cao và giá trên thị trường ổn định. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác tăng mạnh là: Gia Lai 426,5 nghìn m3, tăng 93,2% so với năm trước; Yên Bái 265 nghìn m3, tăng 32,4%; Bình Định 262 nghìn m3, tăng 20%; Quảng Ngãi 245,4 nghìn m3, tăng 32,1%; Quảng Trị 170,8 nghìn m3, tăng 24,9%; Quảng Ninh 225,9 nghìn m3, tăng 118%; Thái Nguyên 109,4 nghìn m3, tăng 115,8%.

Tổng diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá năm 2011 là 3515 ha, bằng 45,2% năm 2010, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1598 ha, bằng 23,8%; diện tích rừng bị chặt phá là 1917 ha, tăng 81,3%. Một số địa phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Kon Tum 289 ha, Lai Châu 242 ha, Gia Lai 208 ha, Phú Yên 156 ha. Một số tỉnh có diện tích rừng bị phá nhiều là: Đắk Lắk 559 ha, Lâm Đồng 216 ha, Đắk Nông 204 ha, Bình Định 188 ha, Bình Phước 172 ha, Phú Yên 117 ha.

Một phần của tài liệu NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)