Thực trạng về phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày

Một phần của tài liệu NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 48 - 51)

IV. LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỦA RICADO

2. Tổng quan về nền nông nghiệp Việt Nam

2.2. Thực trạng về phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày

Cây công nghiệp trong những năm gần đây đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân Việt Nam. Trong những năm gần đây cây nông nghiệp đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập của nền kinh tế nước ta.

Với lợi thế về đất đai, khí hậu, lượng mưa, nắng đã góp phần thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Như ta dễ dàng nhận thấy được cây công nghiệp là một loại cây góp phần cho các ngành sản xuất theo nó phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây nông nghiệp.

Cây công nghiệp là một loại cây mới được khuyến khích phát triển trong nhưng năm gần đây. Cây công nghiệp được chia làm 2 loại là cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày:

Cây công nghiệp ngắn ngày là loại cây được trồng theo mùa vụ và thu hoạch trong một năm. Loại cây này chủ yếu được trồng ở những nơi có địa hình thấp và bằng phẳng, lượng nước được cung cấp dồi dào thì mới tăng trưởng và phát triển được. Cây công nghiệp ngắn ngày mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với cây công nghiệp và là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất.

Trong giai đoạn gần đây từ 2006 đến 2011 khi các ngành công nghiệp về sản xuất các sản phẩm cây công nghiệp như mía đường, thuốc lá, sợi, dệt…. có xu hướng gia tăng thì cây công nghiệp ngắn ngày có xu hướng ngày càng gia tăng về diện tích để đáp ứng nhu cầu của ngành sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Dưới đây là sản lượng của các cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu của nước ta.

48 ĐVT: 1000 tấn Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Mía 16719.5 17396.7 16145.5 15246.4 15946.8 16291 Đay 10.6 9.4 7.8 5.5 3.8 2.7 Bông 28.6 16.1 8.0 12.1 13.3 14.6 Cói 90.0 98.8 84.8 75.7 68.0 60.3

Số liệu về các loại cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu ở nước ta

Bảng số liệu trên cho ta thấy được rằng sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày có xu hướng giảm dần về số lượng. Nguyên nhân là do sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất tác động làm cho diện tích bị thu hẹp. Ngoài ra nguyên nhân nữa là do việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp ngắn ngày rơi vào tình trạng nơi thừa nơi thiếu. Kênh phân phối không đạt hiệu quả dẫn đến người nông dân chuyển sang những cây trồng khác mạng lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cây công nghiệp ngắn ngày cần được đầu tư nhiều hơn về khoa học kỹ thuật để có thể mang lại hiểu quả kinh tế cao. Có thể cho thấy được rằng giá trị cây nông nghiệp ở nước ta còn thấp và điều đó còn thể hiện

Bên cạnh cây công nghiệp ngắn ngày còn có cây công nghiệp dà ngày hay còn gọi là cây công nghiệp lâu năm như là cà phê, cao su, điều, tiêu…. Là những cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nền nông nghiệp Việt Nam. Trong những năm gần đây cây công nghiệp đã tìm được hướng đi và tiêu thụ nên giá trị mang lại rất cao cho người nông dân nước ta. Do đặc thù về khí hậu, đất đai nên cây công nghiệp chỉ thích hợp canh tác ở một số vùng nhất định và không phải là phù hợp đa số như cây nông nghiệp. Do vậy diện tích cây công nghiệp dài ngày bị bó hẹp ở một số vùng nhất định.

Dưới đây là sản lượng thu hoạch cây công nghiệp dài ngày qua các năm từ 2006 đến 2011

49 ĐVT: 1000 tấn Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Cà phê 648.9 915.8 1055.8 1057.5 1105.7 1156.1 Điều 227.1 312.4 308.5 291.9 289.9 287.9 Tiêu 78.9 89.3 98.3 108 111.2 114.4 Cao su 555.4 605.8 660 711.3 732.7 754.7

Số liệu sản lượng cây công nghiệp dài ngày của nước ta

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được mức độ tăng trưởng nhanh chóng của cây công nghiệp dài ngày. Không ai có thể phủ nhận giá trị kinh tế mà trong những năm qua nó mang lại. Tuy vậy cây công nghiệp lâu năm ở nước ta chưa được đầu tư và khuyến khích phát triển đúng mức. Chủ yếu là do hộ gia đình tự canh tác nên thu lại năng suất chưa cao. Vì đây là một loại cây tương đối mới nên ít có các công trình nghiên cứu về giống cây này và ít được phổ biến kỹ thuật canh tác mà chủ yếu là do người dân tự canh tác và rút ra kinh nghiệm cho mình nên nó ít nhiều không được bài bản và không có tính hiệu quả cao. Tuy vậy so với cây công nghiệp ngắn ngày và cây nông nghiệp thì cây công nghiệp dài ngày đang là nguồn xuất khẩu chủ yếu sau lúa gạo và đang làm cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cây công nghiệp ngày càng phát triển. Nhiều công ty, xí nghiệp, nông trường được thành lập nhằm gia công và sản xuất các sản phẩm từ cây công nghiệp.

Có thể nói cây công nghiệp dài ngày đang là một trong những chiến lược phát triển trọng điểm của nền nông nghiệp nước ta. Tuy vậy cần có chiến lược đầu tư hợp lý và tập trung cho việc phát triển cây công nghiệp theo chuyên môn và cách thức tiếp cận hiệp quả cho người nông dân để có được năng suất cao nhất và sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm nhập khẩu cần có chính sách đầu tư cho đội ngũ trí thức hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho người nông dân để người nông dân làm được những sản phẩm mang hàm lượng chất xám phục vụ xuất khẩu.

Khuyến khích phát triển đội ngũ “nông dân tri thức” để nhằm phổ biến kỹ thuật đến người nông dân được nhanh chóng và hiệu quả.

50 Việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta đòi hỏi phát có chính sách vĩ mô điều tiết hợp lý để đảm bảo được rằng sản phẩm cây công nghiệp được làm ra thì có nơi tiêu thụ ổn định nhằm giúp cho người nông dân ổn định và mở rộng sản xuất. Ngoài ra cần có chính sách đầu tư trọng điểm vào một số vấn đề như ao hồ, kênh mương đảm bảo nước tưới, cán bộ hướng dẫn kỹ thuật canh tác thì cây công nghiệp để nâng cao năng suất cao hơn.

Một phần của tài liệu NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)