Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Đất đai tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất của xã hội, nhưng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Nếu trong công nghiệp, thương mại, giao thông đất đai là cơ sở, nền móng để trên đó xây dựng nhà xưởng, cửa hàng, mạng lưới đường giao thông, thì ngược lại trong nông nghiệp ruộng đất tham gia với tư cách yếu tố tích cực của sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn con người, vì thế ruộng đất là tài sản quốc gia. Nhưng từkhi con người khai phá ruộng đất, đưa ruộng đất vào sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của con người, trong quá trình lịch sử lâu dài lao động của nhiều thế hệ được kết tinh ở trong đó, thì ngày nay ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiênvừa là sản phẩm của lao động.
Trong nông nghiệp, ruộng đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đất làm cho đất thay hình đổi dạng, như cày, bừa, đập đất,lên luống v.v. Quá trình đó làm tăng chất lượng của ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng
25 suất cây trồng. Ruộng đất là tư liệu lao động, khi con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đất, thông qua các thuộc tính lý học, hoá học,sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây trồng. Sự kết hợp của đốitượng lao động và tư liệu lao động đã làm cho ruộng đất trở thành tư liệu sản xuất trong nông nghiệp. Không những thế, ruộng đất còn là tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt, tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Độ phì nhiêu là thuộc tính quan trọng nhất, là dấu hiệu chất lượng của ruộng đất. Nó có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, đến hiệu quả sử dụng lao động sống và lao động quá khứ được sử dụng. Có nhiều loại độ phì khác nhau, bao gồm: độ phì nhiêu nguyên thuỷ nhưng trên thực tế không có gì là nguyên thuỷ, bởi lẽ ruộng đất hiện có đều gắn liền với sự hình thành và phát triển đất đai trong lịch sử. Độ phì nhiêu tự nhiên được tạo ra do kết quả của quá trình hình thành và phát triển của đất với các thuộc tính lý học, hoá học, sinh vật học và gắn chặt chẽ với điều kiện thời tiết khí hậu. Độ phì nhiêu nhân tạo là kết quả của quá trình lao động sản xuất của con người, một mặt biến những chất khó tiêu thành những chất dinh dưỡng dễ tiêu và mặt khác bổ sung cho đất về số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng trong đất còn thiếu bằng một hệ thống các biện pháp có căn cứ khoa học và có hiệu quả. Độ phì nhiêu kinh tế là sự thống nhất của độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo, nhằm sử dụng có hiệu quả độ phì nhiêu của đất trồng.
Riêng ở Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn 70% số dân sống ở nông thôn, và tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 23%. Từ chỗ không đủ lương thực đến chỗ là nước đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo và nhiều nông phẩm nhiệt đới như cao su, cà phê, tiêu, điều... và gần đây là thủy sản. Như vậy, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước.
26
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của nước ta tính đến 01/01/2008 như sau:
Tổng số Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở CẢ NƯỚC 33115,0 9420 14817 1554 620 Đồng bằng sông Hồng 2097,3 802.6 445.4 277.6 129 Trung du và miền núi phía Bắc 9543,4 1423 5173.7 259.3 106 Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung 9589,5 1758 5069.7 451.4 170 Tây Nguyên 5464,0 1627 3122.5 142 43.5 Đông Nam Bộ 2360,5 1249 668.4 189.4 61.9 Đồng bằng Sông Cửu Long 4060,2 2561 336.8 234.1 110
Cơ cấu sử dụng đất Nông nghiệp và Lâm nghiệp như sau:
Đất Nông nghiệp % Đất Lâm nghiệp % CẢ NƯỚC 28.4 44.7 Đồng bằng sông Hồng 38.3 21.2 Trung du và miền núi phía
Bắc
14.9 54.2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
18.3 52.9
Tây Nguyên 29.8 57.1 Đông Nam Bộ 52.9 28.3 Đồng bằng sông Cửu Long 63.1 8.3
27 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của nước ta tính đến 01/01/2009 như sau:
Chỉ tiêu Tổng số Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở CẢ NƯỚC 33105,1 9598.8 14757.8 1629.5 633.9 Đồng bằng sông Hồng 2106.3 794.7 461.2 291 132.9 Trung du và miền núi phía
Bắc 9533.7 1426.4 5220.1 273.2 106.6 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 9588,6 1765.9 5154 463.6 174.2 Tây Nguyên 5464,1 1667.5 3081.8 157.7 45.5 Đông Nam Bộ 2360,5 1393.6 509.3 202.8 63.1 Đồng bằng Sông Cửu Long 4051.9 2550.7 331.4 241.2 111.6 Cơ cấu đất nông nghiệp và nông nghiệp:
Chỉ tiêu Đất Nông nghiệp % Đất Lâm nghiệp % CẢ NƯỚC 28.9 44.6
Đồng bằng sông Hồng 37.7 21.9 Trung du và miền núi phía
Bắc
14.9 54.8
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
18.4 53.6
Tây Nguyên 30.5 56.4 Đông Nam Bộ 59.0 21.5 Đồng bằng sông Cửu Long 62.9 8.1
Quỹ đất nông nghiệp nước ta có một số đặc trưng đáng chú ý sau:
Quỹ đất nông nghiệp của nước ta rất đa dạng, cả nước có 13 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất đỏ chiếm gần 54% được phân bổ chủ yếu ở Trung du và miền núi
28 phía Bắc, Tây nguyên, Bắc Trung bộ và Duyên Hải miền trung. N hóm đất xám, đất đen đang bị thoái hoá với 2,48 triệu ha, tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ, Tây nguyên. Nhóm đất phù sa chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu long và đồng bằng sông Hồng v.v..
Nước ta có một số nhóm đất có chất lượng tốt, như đất bazan rất thích hợp để phát triển cà phê, cao su, hồ tiêu và các loại cây ngắn ngày, đất phù sa thích hợp trồng cây lương thực, nhất là cây lúa, trồng cây công nghiệp ngắn ngày v.v. Bên cạnh một số loại đất tốt, quỹ đất nước ta cũng có một số loại đất xấu như đất bị bạc màu, đất chua mặn, đất cát ven biển v.v cần được cải tạo và bồi dưỡng đất.
Quỹ đất nông nghiệp của nước ta không lớn, mức bình quân diện tích đầu người thấp, xếp hàng thứ 135 trên 160 nước và hàng thứ 9 ở Đông Nam á. Ở đồng bằng sông Hồng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người quá thấp - trên 500m2/người, có nhiều xã đạt dưới 300m2/người.