IV. LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỦA RICADO
2. Tổng quan về nền nông nghiệp Việt Nam
2.4. Thực trạng nuôi trồng thủy hải sản
Dựa vào bảng thống kê ta có số liệu sau:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương ĐVT: Tấn
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
CẢ NƯỚC 1693860 2124555 2465607 2589790 2706752
Đồng bằng sông Hồng 266415 304285 322147 360795 406280
Trung du và miền núi phía
Bắc 42526 48850 50162 60148 67909
Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung 121561 141293 154016 174407 177397
53 Qua bảng thống kê trên ta thấy sản lượng nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng nuôi trồng thủy sản cao nhất (1940181) chiếm 71,76% sản lượng nuôi trồng cả nước trong đó các loại thủy sản được nuôi nhiều nhất là cá tra, tôm sú … để xuất khẩu sang các nước Châu Âu và một số nước ở Mỹ Latinh.
Sản lượng thủy sản khai thác phân theo địa phương
ĐVT Tấn
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
CẢ NƯỚC 2026600 2074526 2136408 2280527 2420823
Đồng bằng sông Hồng 148413 156602 175051 188953 196286
Trung du và miền núi phía Bắc 7272 7065 10744 9809 9088
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung 772841 803447 830247 881222 937445
Tây Nguyên 3199 3438 3412 3906 3906
Đông Nam Bộ 239906 245010 253665 271094 279864
Đồng bằng sông Cửu Long 854968 858964 863289 925543 994234
Qua bảng thống kê trên ta nhận thấy khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung có sản lượng thủy sản khai thác nhiều nhất lần lượt là 41,07% và 38,72% do vị trí địa lý với duyên hải miền Trung chạy dọc theo bờ biển thuận lợi khai thác cá nước mặn còn Đồng bằng sông cửu Long có nhiều sông ngòi dày đặc đa phần là khai thác nước lợ và nước ngọt.
Đông Nam Bộ 85099 89905 85625 83660 94382
54 Sản lượng thuỷ sản: Đơn vị tính: 1000 tấn Năm Tổng số Chia ra Khai thác Nuôi trồng 2006 3721,6 2026,6 1695,0 2007 4199,1 2074,5 2124,6 2008 4602,0 2136,4 2465,6 2009 4870,3 2280,5 2589,8 2010 5127,6 2420,8 2706,8
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng sản lượng thủy sản nước ta ngày càng tăng cao và có những chuyển biến tích cực. Năm 2006 thì sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn cả lượng thủy sản nuôi trồng, tuy nhiên từ năm 2007 – 2010 thì ngành thủy sản nước ta đã cân đối được lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác. Sản lượng khai thác phù hợp với nuôi trồng góp phần tăng nguồn nguyên liệu cho tái nuôi trồng thủy sản. Sản xuất thủy sản tuy gặp không ít khó khăn trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO và việc áp dụng thuế chống bán phá giá hàng thủy sản của Mỹ. Nhưng đây vẫn là sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Sản lượng thủy sản năm 2010 ước tính tăng 37,8% so với năm 2006, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2010, sản lượng thủy sản tăng 8,1%. Cơ cấu sản lượng thủy sản thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi trồng từ 45,5% năm 2006 lên 52,8% năm 2010.
Riêng trong năm 2011 thủy sản của nước ta như sau:
+ Sản lượng thuỷ sản năm 2011: Ước tính là 5432,9 nghìn tấn, tăng 5,6% so với năm 2010, trong đó cá 4050,5 nghìn tấn, tăng 5,6%; tôm 632,9 nghìn tấn, tăng 6,8%.
55 Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2011 ước tính đạt 1048,1 nghìn ha, giảm 0,2% so với năm trước, trong đó diện tích nuôi cá đạt 367,7 nghìn ha, tăng 2,2%; diện tích nuôi tôm đạt 626,8 nghìn ha, giảm 2%. Trong đó:
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng: Đạt 2930,4 nghìn tấn, tăng 7,4% so với năm 2010, trong đó cá đạt 2258,6 nghìn tấn, tăng 7,5%; tôm 482,2 nghìn tấn, tăng 7,2%, mặc dù diện tích thả nuôi giảm.
Sản xuất cá tra vẫn gặp khó khăn do giá không ổn định, đầu năm giá tăng cao nhưng từ giữa năm giá lại giảm gây tâm lý e ngại và chưa khuyến khích người nuôi mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi. Để tránh rủi ro trong nuôi cá tra, một số địa phương tập trung nuôi theo hướng liên kết với các nhà máy chế biến nhằm ổn định nguồn tiêu thụ. Diện tích thả nuôi cá tra cả nước năm 2011 ước tính đạt 12,9 nghìn ha, giảm 2,2% so với năm trước. Diện tích nuôi cá tra giảm song sản lượng cá tra đạt khá, ước tính 1120 nghìn tấn, tăng 9,3% so với năm trước do mật độ thả nuôi dày hơn vào thời điểm giá cao nên cuối năm thu hoạch tăng nhiều.
Mô hình nuôi tôm sú theo hướng thân thiện với môi trường tiếp tục phát triển tại các địa phương nên sản lượng thu hoạch trên phần diện tích này ổn định và tăng khá, trong đó Cà Mau đạt 106 nghìn tấn, tăng 10,3% so với năm trước; Kiên Giang 26 nghìn tấn, tăng 10%; Tiền Giang 11 nghìn tấn, tăng 16%. Ngược lại, trên phần diện tích nuôi công nghiệp, tôm sú bị ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh do người nuôi tự phát đào ao mở rộng diện tích trong khi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức và đầy đủ, do đó sản lượng tôm sú năm 2011 giảm 3,7% so với năm 2010. Một số địa phương có sản lượng tôm sú giảm là: Sóc Trăng giảm 37,6%; Bến Tre giảm 23%; Bạc Liêu giảm 0,7%. Tuy nhiên, sản lượng các loại tôm khác tiếp tục tăng nhanh nên sản lượng tôm nói chung năm nay không bị ảnh hưởng nhiều, trong đó tôm thẻ chân trắng đạt 139,4 nghìn tấn, tăng 34,5% so với năm trước do năng suất cao và chu kỳ nuôi ngắn; tôm hùm lồng đạt 1,3 nghìn tấn, tăng 22,7%.
Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2011: Ước tính đạt 2502,5 nghìn tấn, tăng 3,6% so với năm trước, bao gồm: Khai thác biển đạt 2300 nghìn tấn, tăng 3,6%; khai thác nội địa đạt 202,5 nghìn tấn, tăng 4,2%. Do thời tiết thuận lợi cùng với chính sách
56 hỗ trợ của Nhà nước cho tàu có công suất lớn và các địa phương tổ chức khai thác theo mô hình tổ, đội kết hợp nhằm tiết kiệm được chi phí nên sản lượng thuỷ sản khai thác biển tăng khá. Đặc biệt sản lượng cá ngừ đại dương năm nay tăng cao, đạt 10,5 nghìn tấn, tăng 12,5% so với năm 2010, trong đó Phú Yên đạt 5,6 nghìn tấn, tăng 13,8%; Bình Định 4,7 nghìn tấn, tăng 17,6%.