Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn T: Thời gian thu hồi vốn đầu tư là thời gian cần

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TSQ VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

thiết để dự án hoạt động thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra.

Công ty sử dụng phương pháp xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền và sử dụng phương pháp cộng dồn để xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư.

1.2.2.5. Phân tích khía cạnh xã hôi

Nghiên cứu tài chính dự án là một nội dung quan trọng trong công tác soạn thảo dự án và là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế- xã hội. Đây cũng là nội dung quan trọng nhận được sự quan tâm không chỉ của chủ đầu tư mà còn của các đơn vị tài trợ vì thế cũng là một phần quan trong mà ban soạn thảo dự án phải nghiên cứu. Phân tích tài chính đối với các dự án đầu tư nói chung là đánh giá tính khả thi của dự án thông qua việc xem xét tất cả các mặt về tổng mức đầu tư, phương án tài trợ vốn, kế hoạch hoạt động và hiệu quả của dự án. Hiện với các dự án của công ty, phần nghiên cứu khía cạnh xã hội được các cán bộ soạn thảo dự vào quy hoạch 1/2000 của các khu công nghiệp, khu đô thị trong thành phố, các buổi hội thảo mà thành phố, khu quy hoạch mời các nhà đầu tư tham gia. Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, phân tích sao cho phù hợp nhằm hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố trong tổng thể định hướng phát triển chung trong quá trình quy hoạch. Ban soạn thảo góp phần cụ thể hoá và hoàn thiện quy hoạch 1/2000. Đây là một phần có ý nghĩa quan trọng để được UBND thành phố phê duyệt dự án.

1.2.3. Phương pháp sử dụng trong quá trình lập dự án đầu tư1.2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 1.2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin đều được sử dụng trong tất cả các nội dung nghiên cứu của quá trình lập dự án của công ty TSQ, đặc biệt đối với các nội dung nghiên cứu điều kiện vĩ mô, nghiên cứu thị trường và nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật.

Có nhiều phương pháp thu thập thông tin khác nhau, tuỳ thuộc điều kiện thực tế về đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, khả năng về tài chính, thời gian, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của cán bộ điều tra… để có thể lựa chọn phương pháp thu tập

thông tin phù hợp. Công ty thường hay sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua những nguôn tin sẵn có:

Là phương pháp thu thập thông tin, tài liệu dựa vào những nguồn thông tin sẵn có trên các báo cáo, văn bản, quy định của Nhà nước; các phương tiện thông tin đại chúng (đài, bào, internet…); các số liệu thống kê theo định kỳ của các cơ quan thống kê, Bộ, Ngành. Phương pháp này đơn giản, chi phí ít tốn kém hoặc thậm chí không mất chi phí nhưng độ tinh cậy của tài liệu không cao.

Ngoài ra người ta có thể tiến hành thu thập thông tin, tài liệu thông qua các phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng website…

Chất lượng các nguồn thông tin thu thập trên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: trình độ chuyên môn của cán bộ điều tra, đối tượng tham gia trả lời, các phương tiện phục vụ công tác điều tra… Yêu cầu đặt ra đối với các tài liệu, thông tin thu thập được là phải có tính hệ thông, độ dài thời gian đủ lớn và đảm bảo độ chính xác.

Đối với những nguồn thông tin được xác định là quan trọng thì nên áp dụng phương pháp đăng ký trực tiếp. Các thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý, chọn lọc làm cơ sở cho việc tính toán, phân tích trong quá trình lập dự án.

1.2.3.2. Phương pháp dự báo

Lập dự án là lập kế hoạch cho tương lai. Chính vì thế phương pháp dự báo là một trong những phương pháp quan trọng, không thể thiếu trong quá trình lập dự án tại công ty TSQ Việt Nam. Nó giúp cho việc đưa ra các quyết định đầu tư được chính xác và hiệu quả hơn.

Các nội dung dự báo mà ban soạn thảo dự án của công ty sử dụng bao gồm: Dự báo nguồn lực đầu vào của dự án; Dự báo kết quả đầu ra của dự án. Cụ thể: Dự báo giá cả, cung cầu đầu vào và đầu ra của dự án; Dự báo doanh thu và chi phí trong suốt quá trình thực hiện và vận hành dự án sau này. Qua đó, xác định nguồn vốn mà dự án cần có để có thể thực hiện, thi công.

Phương pháp dự báo có thể được áp dụng trong nhiều khâu, nhiều nội dung của quá trình soạn thảo. Nhưng quan trọng nhất là dự báo trong khâu phân tích thị trường( dự báo thị phần sản phẩm). Đây là yếu tố quyết định tới lựa chọn mục tiêu và

quy mô tối ưu của dự án. Phụ thuộc vào khối lượng thông tin thu thập được mà ta có thể sử dụng nhiều phương pháp dự báo khác nhau:

- Phương pháp dự báo bình quân số học

- Phương pháp dự báo bằng hàm hồi quy tương quan.

●Phương pháp dự báo bình quân số học

Qn = Q0 + q*n

Trong đó: Qn : Số lượng sản phẩm cầu dự báo tại năm n trong tương lai. Q0 : Số lượng sản phẩm tại năm tính toán(năm gốc)

q : Lượng tăng bình quân số học hàng năm n : Số năm dự báo

● Phương pháp hồi quy tương quan

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng lớn đến cầu thị trường về sản phẩm của dự án. Đối với công ty TSQ Việt Nam, các nhân tố ở đây thường là: thu nhập của người dân, giá cả của hàng hóa, thị hiếu người tiêu dùng.

- Lựa chọn mô hình: tính hệ số tương quan, đánh giá sai số của dự án.

- Tiến hành dự báo. Nếu kết quả không được chấp nhận phải lựa chon lại mô hình và tiến hành phân tích lại từ đầu.

1.2.3.3. Phương pháp cộng chi phí

Nội dung của phương pháp cộng chi phí là căn cứ vào các khoản chi phí dự tính theo từng bộ phận cấu thành tổng mức đầu tư rồi tổng hợp thành tổng mức đầu tư. Chính vì vậy, phương pháp cộng chi phí được sử dụng để xác định tổng mức đầu tư trong nội dung phân tích tài chính dự án.

Phương pháp này xác định được cụ thể từng khoản mục vốn cũng như cơ cấu sử dụng vốn của dự án nhưng tốn kém về mặt thời gian vì phải xác định chi tiết các khoản mục.

1.2.3.4. Phương pháp phân tích độ nhạy

Đây cũng là một trong những phương pháp được cán bộ công ty sử dụng thường

xuyên trong quá trình lập dự án. Nó giúp ta phân tích được các chỉ tiêu khác nhau khi đứng trên nhiều quan điểm, phương diện khác nhau. Chính vì thế mà các quyết định đưa ra cũng trở nên khách quan và toàn diện hơn. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong phân tích hiệu quả tài chính và tính toán các chỉ tiêu an toàn cho dự án.

Bản chất của phân tích độ nhạy là xác định các mối quan hệ động giữa các nhân tố tham gia trong hoạt động đầu tư. Từ đó xác định nhân tố nào tác động nhiều nhất tới kết quả và hiệu quả của dự án, để có thể đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Chính vì vậy nên phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp không thể thiếu để đánh giá độ an toàn và tính khả thi của dự án và phương pháp này được dùng trong phân tích tài chính của dự án.

- Bước 1: Xác định các biến số chủ yếu: Sự biến động của giá cả đầu vào và đầu ra; sự chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án; chi phí vượt quá định mức.

- Bước 2: Cho những biến số này tăng hoặc giảm từ 10% tới 20%.

- Bước 3: Đánh giá lại các yếu tố chi phí, lợi ích và hiệu quả của dự án. Từ đó lựa chọn có nên thực hiện dự án hay không.

1.2.4. Ví dụ về một dự án cụ thể _ Dự án “ Toà tháp thiên niên kỷ”

Tuy mới đi vào hoạt động được khoảng 3 năm nhưng công ty TSQ đang đồng thời thực hiện một số dự án quy mô lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong chuyên đề của mình, em xin nêu ra một dự án cụ thể:” Dụ án Toà tháp thiên niên kỷ”. Dự án nằm trên trục đường quốc lộ 6( giao với đường Chu Văn An), Thuộc trung tâm thành phố Hà Đông; công trình thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của thành phố trẻ Hà Đông trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế. Công trình Tháp thiên niên kỷ do các công ty kiến trúc nước ngoài thiết kế, mang phong cách Châu Âu, được quy hoạch đồng bộ, hiện đại và là một công trình phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của khách hàng như trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp( y tê, nhà trẻ, nhà hàng, tổ hợp giải trí), văn phòng cho thuê... Sau đây là những nội dung của dự án được xây dựng:

1. Giới thiệu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TSQ VIỆT NAM (Trang 28 - 31)