Đánh giá công tác lập dự án "Toà tháp thiên niên kỷ"

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TSQ VIỆT NAM (Trang 50 - 52)

II Chỉ tiêu HTKT

1.2.5.1.Đánh giá công tác lập dự án "Toà tháp thiên niên kỷ"

11. Nghiên cứu phân tích tài chính dự án

1.2.5.1.Đánh giá công tác lập dự án "Toà tháp thiên niên kỷ"

Qua phân tích dự án : toà tháp thiên niên kỷ, có thể thấy đây là một dự án phù hợp với khả năng của công ty, phù hợp với mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty ở thời gian đầu đi vào hoạt động là đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực Bất động sản. Nhìn chung, quy trình của công ty vẫn được tuân thủ nhưng vì đây là một dự án tương tự với một số dự án khác đã thành công về địa điểm thực hiện dự án, tính chất của dự án và nhận thấy rất rõ ràng về hiệu quả của dự án nên Ban soạn thảo dự án đã bắt tay vào lập dự án khả thi mà không cần trải qua bước lập dự án tiền khả thi mặc dù quy mô dự án khá lớn. Các bước trong quy trình soạn thảo đã nhanh chóng được công ty hoàn thành đúng tiến độ dù gặp một số vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất trong theo quy hoạch của UBND, Ban GPMB thành phố Hà Đông. Công tác lập dự án hoàn thành nhanh trong ba tháng. và tại thời điểm này dự án đang trong quá trình xây dựng.

Hầu hết các nội dung cần thiết của dự án đều được phân tích rất chi tiết, khoa học từ phần phân tích sự cần thiết đầu tư cho đến phần phân tích nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án, nhất là nội dung nghiên cứu mặt kỹ thuật. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản cũng được phân tích và tính toán cụ thể. Lịch trình thực hiện dự án cũng được phân tích chi tiết. Tuy nhiên, công tác lập dự án vẫn còn tồn tại một số vấn đề như :

Thứ nhất, trong phần phân tích khía cạnh tài chính dự án không đề cập đến độ an toàn về mặt tài chính của dự án, thể hiện ở một số mặt như: an toàn về nguồn vốn, khả năng thanh toán tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án, độ nhạy của dự án. Công ty cũng không phân tích độ nhạy của dự án Đây là cơ sở quan trọng giúp chủ đầu tư và cơ quan thẩm định ra quyết định phê duyệt dự án. Trong phần này ban soạn thảo cũng chưa làm rõ về các chí phí hàng năm khi mà dự án hoàn thành đi vào thực hiện. Đây là một thiết sót trong nội dung lập dự án của công ty.

Thứ hai, ở phần phân tích khia cạnh thị trường đã không được ban soạn thảo dự án nghiên cứu kỹ trong quá trình lập dự án như phần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, kế hoạch bán sản phẩm vào thời điểm nào là thích hợp, bán trong vòng thời gian bao lâu, chiến lược makerting quảng bá sản phẩm như thế nào... nếu có chính sách thích hợp dự án sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, chủ động hơn trong việc quản lý rủi ro của dự án. Quá trình nghiên cứu thị trường dự án, ban soạn thảo không dành nhiều thời gian. Phương pháp nghiên cứu thị trường không phong phú, chỉ là

phương pháp thu thập thông tin từ các mạng internet, quy hoạch chi tiết 1/2000 của thành phố Hà Đông, từ các dự án trước của công ty.

Thứ ba, Ở phần phần tích lợi ích kinh tế – xã hội của dự án cũng chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ nêu ra những đánh giá tác động của dự án đối với công ty và vùng một cách định tính và chủ yếu phương pháp thu thập thông tin cũng rất hẹp, chủ yếu dựa vào quy hoạch chi tiết 1/2000 và các dự án tương tự trong vùng. Còn đối chỉ tiêu về mặt định lượng như : số việc làm tăng thêm khi dự án đi vào hoạt động, NVA, sự phân phối lại thu nhập của lao động làm việc cho dự án... thì không được tính toán một cách cụ thể

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TSQ VIỆT NAM (Trang 50 - 52)