Hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ (Trang 56 - 57)

VII. Công tác đào tạo

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.4 Hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo.

Mặc dù đã hết sức nổ lực trong việc thực hiện nghiên cứu này, song em nghĩ rằng cũng không tránh khỏi nhiều hạn chế. Những hạn chế mà em nhận thấy được:

Thứ nhất: Về phần nghiên cứu định lượng, mặc dù đã cố gắng nhiều trong việc thiết kế bảng câu hỏi cho đẹp mắt và dùng những ngôn từ đơn giản, phù hợp với người lao động, song cũng không tránh khỏi hiện tượng một số người lao động tham gia trả lời bảng câu hỏi cảm nhận không hết câu hỏi, không tránh khỏi việc họ trả lời vội vàng, ít cân nhắc hoặc không đúng với ý nghĩ của họ. Ở một số câu hỏi, em nghĩ có thể có một số do dự trong việc trả lời vì họ cho rằng có thể câu trả lời của họ có thể bị tổ chức kiểm tra và ảnh hưởng đến quyền lợi của họ nếu họ không đánh giá điểm tốt.

Thứ hai, vì điều kiện không cho phép nên việc tiếp xúc trực tiếp với người lao động bị hạn chế, em chỉ được tiếp xúc với một số ít lao động. Vì vậy việc lấy thông tin chủ yếu trên giấy tờ và từ quản lý, em nghĩ điều này cũng hạn chế phần nào việc

đánh giá thực trạng của Xí nghiệp, cảm nhận không khí làm việc của tổ chức, văn hóa doanh nghiệp của công ty, cảm nhận được mong đợi của người lao động chưa thực sự cao.

Thứ ba, nghiên cứu này chỉ đánh giá các thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình lý thuyết được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội. Để đo lường, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết tốt hơn cần sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại hơn.

Những hạn chế trên cũng chính là những gợi mở để có định hướng khắc phục cho những nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w