Khái niệm và phân loại hệ xử lý tín hiệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán hư hỏng truyền động bánh răng bằng phân tích tín hiệu âm thanh (Trang 30 - 31)

Xử lý tín hiệu là thực hiện các tác động lên tín hiệu như khuyếch đại, suy giảm, chọn lọc, biến đổi, khôi phục giá trị và dạng của tín hiệu. Hệ xử lý tín hiệu là các mạch điện, các thiết bị, các hệ thống dùng để xử lý tín hiệu, hệ xử lý tín hiệu thực hiện các tác động lên tín hiệu theo một quy luật nhất định.

Mỗi hệ xử lý tín hiệu cho dù là đơn giản hay phức tạp đều có những đặc thù riêng phụ thuộc vào loại tín hiệu mà nó xử lý. Các loại tín hiệu khác nhau cần có các hệ xử lý tín hiệu khác nhau, việc phân tích và tổng hợp các hệ xử lý tín hiệu luôn gắn liền với việc nghiên cứu và phân tích loại tín hiệu mà nó xử lý.

Các hệ xử lý tín hiệu được phân loại theo nhiều cách khác nhau, thường dùng cách phân loại theo tín hiệu mà nó xử lý gồm hệ tương tự, hệ xung, hệ số. Các hệ số

21

thực hiện xử lý tín hiệu số bằng phần mềm cần có máy tính hoặc hệ thống vi xử lý. Về thực chất, việc xử lý tín hiệu số bằng phần mềm là xử lý các dãy số liệu, tức là xử lý số nên có thể coi các chương trình chạy trên máy tính là các hệ xử lý số liệu.

2.2. Phương pháp phân tích tín hiệu dao động và âm thanh

Tất cả các thiết bị động đều tạo ra dao động hay tín hiệu mà phản ánh tình trạng làm việc của nó. Điều này có liên quan tới tốc độ, kiểu làm việc chuyển động quay, chuyển động tịnh tiến hay tuyến tính. Phân tích dao động có khả năng áp dụng cho tất cả các thiết bị cơ khí, thường là các thiết bị có tốc độ quay trên 600 vòng/phút. Phân tích dao động là công cụ hữu ích cho bảo trì dự đoán, chẩn đoán hư hỏng và nhiều tác dụng khác.

Một số phương pháp phân tích tín hiệu dao động thường dùng nhất là: - Phương pháp Kurotsis

- Phương pháp FFT

- Phương pháp phân tích hình bao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán hư hỏng truyền động bánh răng bằng phân tích tín hiệu âm thanh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w