TÍNH LINH VÀ ĐIỆN TỪ

Một phần của tài liệu Hậu Hắc Học - Lý Tôn Ngô (Trang 57 - 60)

Một đối tượng nghiên cứu khác của Tôn Ngô là vấn đề “Tính linh và điện từ”. Vấn đề này là sự tiếp tục nghiên cứu của “Tâm lý và lực học”, là sự phát triển cao nhất của ông. Từ “Thuyết tính ác” ông mạnh dạn nêu lên thuyết “Mặt dày tâm đen tôi”, nhưng vẫn không ngừng tiếp tục nghiên cứu “Thuyết tính người”. Trong quá trình nghiên cứu, ông không chỉ phủ nhận “Thuyết tính ác” và cũng phủ nhận thuyết “Thiện ác lẫn lộn”, thuyết “tính có thiện ác” và thuyết “ba mặt của tính tình”. Sau này, ông phát hiện tính con người không gọi là thiện, không gọi là ác mà nó có một “lực”, “lực” này có thể đẩy và hút, giống như hiện tượng của vật lý, do đó ra đời cuốn sách “Tâm lý và lực học”

Về sau, ông lại sáng tạo ra một giả thuyết: Tính linh của người do điện từ quả đất chuyển đến. Giả thuyết này nếu được chứng minh đầy đủ thì sẽ có cuộc tranh luận giữa khoa học và huyền học, tranh luận giữa duy vật và duy tâm, đẻ ra nhiều chuyện. Nhưng do trình độ học vấn và tuổi tác của ông hạn chế, không thể đem giả thuyết này chứng minh đầy đủ, ông chỉ có thể đem những điều mình suy nghĩ viết thành một bài “Tính linh và điện từ” để các học giả sau này có thể bác bỏ hoặc công nhận

Ông cho rằng vật chất không bị tiêu diệt, năng lực không bị tiêu diệt, đó là định luật của khoa học. Theo định luật này người ta khi chết đi, cơ thể rữa thành bùn đất, còn tính linh hóa thành điện từ. Nếu coi đó là tính linh của cơ thể, sinh ra tự có, chết đi chạy mất, liên hệ với thuyết vật chất không bị tiêu diệt, năng lực không bị tiêu diệt thì có thể thông được. Đó là duyên cớ có người tu luyện thành tiên thành phật, hoặc có người tu luyện để điện từ ngưng tụ không tan. Hoặc có người nói “Oan hồn không tan” tức là lòng thù hận giữ điện tích tụ, đến khi oán thù đã báo, lòng hận thù mất đi, điện từ không tích tụ thì hồn ma sẽ mất.

Nếu theo giả thuyết “Tính linh do điện từ chuyển biến mà thành”, thì vấn đề này giải đáp được. Người ta chết đi, vật chất trên người trả cho quả đất, tính linh hóa thành điện từ thì linh hồn coi như bị tiêu diệt, nhưng cơ thể con người tuy chết, vật chất còn tồn tại, điện từ thì có thể nói linh hồn vẫn tồn tại. Trang Tử nói: “Trời đất sinh cùng thời với ta, vạn vật với ta là một” có lẽ theo cái lý nêu trên

Người theo đạo phật rất coi trọng 4 chữ “Liễu liễu thường tri”. Người ta lúc ngồi tĩnh tâm thì lòng dạ minh mẫn, đến khi gặp việc bề bộn thì lòng dạ không còn minh mẫn nữa. Người có học lực sâu tuy gặp việc bề bộn, lòng dạ vẫn minh mẫn, nhưng đêm ngủ thì mê mẫn. Người có học lực sâu hơn khi ngủ vẫn minh mẫn đó gọi là thức ngủ như một. Người có học lực rất sâu, chết rồi vẫn minh mẫn, đó gọi là “Sống chết như một”, chết rồi vẫn còn minh mẫn tức là nói linh hồn tồn tại lâu dài

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chữ Vạn từ não đức Như Lai toát ra hào quang quý báu, tia nhấp nháy có muôn vàn màu sắc, tỏa khắp thập phương, phật truyền thế giới, trong chốc lát. Hào quang quý báu ấy là điện quang. A Nạn nói về Phật rằng: “Ta thấy Như Lai có 32 tướng đẹp đẽ tuyệt trần, hình

thể lấp lánh như ngọc lưu ly, thường ngồi tư duy, tướng ấy không đẻ ra lòng dục ái. Sao vậy? Dục khí vẩn đục, tập chất giao thông, huyết dịch hỗn loạn, không thể tĩnh tâm minh mẫn được, kinh quang không thể ngưng tụ thoát ra được. Đó là nói Thích Ca tu dưỡng rất công phu, đã đem huyết nhục biến thành chất ngưng tụ của điện từ, nên phát ra hào quang quý báu, tỏa khắp thế giới. Người theo đạo phật có thuyết mắt thông thiên, bây giờ phát minh vô tuyến điện đã có thể chứng minh cho cách nói này. Bản thân Thích Ca là một đài vô tuyến điện, tương lai điện học phát triển lên có thể chứng minh lời trong kinh phật không phải là hư vô, cũng có thể chứng minh giả thuyết “Tính linh do điện từ chuyển biến mà thành

Lão Tử khi nói thường lấy nước làm ví dụ, Phật cũng thường lấy nước làm ví dụ. Chúng ta không lấy khôgn khí làm ví dụ, nhưng cho rằng không khí không diệt, không bẩn không sạch, không tăng không giảm, không cổ không kim, không biên giới, không trong ngoài, các tố chất ấy không khí đều có đủ. Thêm một bước lấy điện từ trung hòa làm ví dụ lại càng chính xác. Nếu nói

giả thuyết “Tính linh của người do điện từ chuyên biến mà thành” mà đọc sách đạo Phật, đạo Lão cũng có thể giải thích được

Con người thường cho mình cao hơn vạn vật, đó chẳng qua chỉ là cách đề cao con người. Thực ra người và vật đều do quả đất sinh ra, mọi nguyên tố trên cơ thể đều là vật chất của quả đất. Từ quả đất mà nhìn nhận thì người và vật đâu có khác nhau, giống như bố mẹ sinh ra hai người con, con trưởng là “Người”, con thứ hai là Vật, chẳng qua con trưởng thông minh, con thứ hai ốm đau câm điếc mà thôi. Vật chất ở người, vật chất ở quả đất đều do điện từ cấu thành, người có linh hồn, quả đất cũng có linh hồn, linh hồn của quả đất là điện từ. Vật chất của quả đất biến thành thực vật, đồng thời điện từ của quả đất cũng biến thành bộ máy nuôi thực vật. Con người ăn thực vật, vật chất biến thành râu tóc, xương thịt mỗi lần biến chuyển càng cao hơn, điện từ của quả đất biến thành bộ máy nuôi thực vật, biến thành tính linh của con người, càng biến càng cao vậy. Tuy qua mấy lần biến chuyển, tính chất vốn có vẫn tồn tại, cho nên nguyên tố của con người với nguyên tố của quả đất giống nhau, cảm ứng tâm lý địa từ giống nhau. Nhưng qua mấy lần biến chuyển, râu tóc thịt xương của người khác với bùn đất cát sỏi của quả đất, tính linh người khác với điện từ của quả đất. Tại sao vậy? Vì quả đất là vật chết, con người là vật sống, cho nên vận dụng quy luật của lực học để quan sát sự việc con người, phải thích hợp chứ không cứng nhắc được

Lão Tử nói: “Các vật hỗn thành, trước tiên trời đất làm chủ, đứng riêng

không đổi, xoay quanh không dừng, coi là mẹ của thiên hạ, ta không biết tên nó nên gọi là Đạo, nói mạnh hơn là Đại”. “Đạo” mà Lão Tử nói tức là “Chân như” mà Thích Ca nói: “Núi sông đất đai, mặt trăng mặt trời tinh tú, thân khí trong ngoài đều do chân như không giữ tính của nó, biến hiện mà ra”. Cách nói ấy giống với Lão tử. Chân như không giữ được đặc tính của nó, biến thành điện từ trung hòa, từ đó biến thành khí thể, bay cuộn trong thái không, qua mấy lần chuyển biến mà hình thành núi sông đất nước, mặt trăng mặt trời, các vì sao. Từ đó sinh thực vật, sinh động vật, sinh loài người. Mà Phật nói trạng thái “A lại gia thức”. Tương tự nói trạng thái điện từ trung hòa, khi là A lại gia thức của người, do cùng là vật chất, ở quả đất là bùn đất cát sỏi, ở người là râu tóc xương thịt. Người bây giờ nói tính linh của người không giống với sự hồi chuyển của điện từ là do thiếu kiến thức khoa học, thấy râu tóc xương thịt không giống với bùn đất cát sỏi. Điện từ trung hòa là biển hiện sơ khai của chân như, chân như không nhìn thấy được. Chúng ta đọc sách của Lão và Phật, đứng ở điện từ trung hòa thì thấy “Đạo” và “Chân như” phảng phất ở trạng thái như vậy

Chúng ta giả định “Tính linh điện từ do điện chuyển biến mà đến”.

Trong nhiều thuyết pháp của Phật và Tống nho thương nói: “Cá ở dưới nước, nước ở ngoài cũng như nước ở trong bụng cá chép vậy”. Nhà Nho đời Minh

nói: “Khắp trời đất đều tà tâm”. Các cách nói ấy không cần nhiều lời giải thích. Sách Trung Dung nói: “Mừng giận buồn vui chưa phát ra gọi là

Trung”. Đại Tổ nói: “Lúc nào không nghĩ thiện, không nghĩ ác, lúc đó bộ mặt lộ rõ nhất”. Trang Tử nói: “Tâm không vui buồn, các đức đến vậy, một khi

không động, cái tĩnh đến vậy, đó đều là hiện tượng A lại gia thức, đó cũng là hiện tượng trung hòa điện từ. Phát động trung hòa điện từ lên, gây tác dụng đẩy hút nhau thì sự việc cũng ào ào nổi dậy. Cho nên muốn nghiên cứu các sự biến của người đời, đầu tiên phải tọa ra một ước đoán tính linh của người, từ điện chuyển biến mà đến, nhưng nghiên cứu điện từ không thoát ly được lực học, do đó phải tạo ra ước đoán mới “Tâm lý theo quy luật lực học mà biến hóa”. Các ước đoán đó, các sự vật mới có quỹ đạo mà theo. Các học thuyết khác nhau trên thế giới mới có thể hội quy thành một

Một phần của tài liệu Hậu Hắc Học - Lý Tôn Ngô (Trang 57 - 60)