TÔN NGÔ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Một phần của tài liệu Hậu Hắc Học - Lý Tôn Ngô (Trang 96 - 98)

Hỏi: Tiên sinh có thể tạm thời không nói “Hậu Hắc Học”, chuyên đi vào viết sách và phát huy học thuật văn hóa, howngs dẫn người đời có hơn không?

Trả lời: Không thể được. Hơn mười năm qua, nhiều bạn bè đã khuyên tôi đừng nói Hậu Hắc nữa. Nào ai biết Hậu Hắc chỉ “Nói được không làm được”, chúng ta không ứng dụng được thì không thể không nói: Không nói trong lòng thấy ấm ức. Nếu muốn khuyên tôi không nói “Hậu Hắc” khác nào khuyên Công Tôn Long không nói: “Ngựa trắng không phải là ngựa”, điều đó không thể được. Tôi vốn theo tín điều “Nói được không làm được” ra sức phát huy triết lý “Hậu Hắc Học” để lập học phái mới, thử hỏi có ai độc tôn , đáng tự hào hơn tôi không? Xưa nay chân lý chỉ có một, người nhân gặp nhân, người trí gặp trí; nhân nghĩa của Khổng Mạnh, đạo đức của Lão Tử, từ bi bác ái của Phật và GiêSu, Hậu Hắc của Lý Tôn Ngô đều là một chân lý, chỉ có cách nói không giống nhau. Nếu mỗi người có phát minh riêng, mỗi người lập một học thuyết, không vay mượn của nhau thì sẽ lưu lại muôn đời. Như vậy so với người gặp thời đắc chí còn hơn nhiều lần, hà tất phải bon chen với đời. Mấy lần anh viết thư khuyên tôi đừng nói Hậu Hắc, sợ rằng tiền đồ của tôi bị trở ngại, tôi nghĩ rằng bây giờ những người truyền đạo gia tô gặp muôn vàn khó khăn, có khi phải “Tử vì đạo”, tại sao giáo chủ lại không dám nói Hậu Hắc nhỉ?

Hỏi: Tiên sinh kinh luân đầy bụng, là một Khổng Minh Gia Cát thời nay, tiên sinh tự đánh giá như thế nào?

Cười và trả lời: Khổng Minh không đáng để nói, tên tuổi của ông ta cao quá rồi, chỉ riêng việc dùng binh mà nói, ông ta không bằng tiên đế, chẳng qua tiên đế mượn ông ta để khuất phục những người đầu óc giản đơn Quan, Trương, Triệu, Hoàng mà thôi; thực ra ông ta còn bị tiên đế nắm trong lòng bàn tay. Chiến dịch phạt Ngô, tiên đế sao không sai Khổng Minh đem quân đi? Khổng Minh dùng Mã Tốc giữ Nhai Đình thật là sai lầm lớn (Đáng lẽ dùng Ngụy Diên); quân bị thua bèn giết Mã Tốc, sai lầm càng lớn hơn; thế nước Thục mất, lúc giết Mã Tốc đã thấy nguyên nhân. Khổng Minh bất tài như vậy, có gì đáng nói

Hỏi: Theo tiên sinh, từ xưa đến nay ai đáng noi theo?

Trả lời: Tôi đã từng nói lời của Khương Thái Công mà. Xưa đến nay người đáng noi theo chỉ có mình ông ấy, Thái Công tuổi đã 80 còn giúp được Chu diệt Thương, đó là một kỳ tích. Về sau Tô Tần đọc kinh Âm Phù của ông ấy mà hợp sáu nước, Trương Lương dùng binh pháp của ông ta để diệt Tần Sở. Thử hỏi: “Ông Tổ Hậu Hắc, không phải Thái Công còn ai nữa? Bỉ Nhân là học trò con cháu trăm đời sau của ông ta, muốn vạch ra bí quyết nghìn năm không truyền lại, mong sao sáng trước rạng sau thôi”

Hỏi: Có thể nói con đường nghiên cứu học thuyết của tiên sinh không? Trả lời: Cách nghiên cứu của tôi, theo cách Bát Cổ, giải đề cắt nghĩa phù hợp với lôgic biện chứng pháp. Hậu Hắc và mọi tác phẩm của tôi đều từ đấy suy luận ra

Hỏi: Tiên sinh không nói đùa chứ!

Trả lời: Không phải nói đùa, đúng thực tôi có pháp bảo của Bát Cổ. Nếu không tin, sau này cứ nghiên cứu cách giải nghĩa của Bát Cổ xem

Hỏi: Tác phẩm của tiên sinh, cái đã xuất bản, cái chưa xuất bản có bao nhiêu?

Trả lời: Đã xuất bản có “Hậu Hắc Học”, “Hậu Hắc Tùng Thoại”, “Tôn Ngô Ức Đàm”, “Bàn về vấn đề xã hội”, “Lập hiến pháp và kháng Nhật”, “Xu thế học thuật của Trung Quốc”, “Tâm lý và lực học”, “Ghi chép về Khổng Tử mở trường học”, “Kỳ án đánh Hiệu Trưởng”, “Khổng Tử đại chiến”, “Triết học sợ vợ”. Hiện nay đang viết và đã viết xong chưa xuất bản có “Nghiên cứu đặc tính dân tộc Trung Quốc”, “Tôi hiểu về chính trị và kinh tế”, “Ghi chép mở đầu kết thúc cách mạng ở trung học tư thục Tữ Tỉnh”, “Linh Tính và điện tử”, “Vu lão tùy bút”.v.v… nói đạo lý chính thống có năm cuốn “Bàn về vấn đề xã hội”, “Bàn về chế độ thi cử”, “Lập hiến pháp và kháng Nhật”, “Xu thế học thuật Trung Quốc”, “Tâm lý và lực học”. Những sách đạo lý khác, chưa ra đời nên không nói. Thực ra tôi già rồi, còn viết sách gì được nữa? Thật không tự lượng sức mình

Hỏi: Thân thế và cảnh ngộ tiên sinh trước nay ra sao?

Trả lời: Khi còn nhỏ tôi là học trò thầy Tô Lượng là một nhà Bát Cổ nổi tiếng ở Phú Thuận, sau lên Thành Đô học toán lý ở trường cao đẳng, từng tham gia Đồng Minh hội

Từ thời Dân Quốc đến nay, làm trưởng khoa đóc học, làm trưởng phòng thanh lý tài sản các quan trong tỉnh, được cử làm giám đốc hải quan trùng khánh nhưng chưa nhận chức, sau làm huyện trưởng huyện Phú Thuận, tỉnh Cẩm Dương. Sau lại làm đốc học tỉnh nhiều năm, đi khảo sát công tác giáo dục ở các tỉnh ngoài Tứ Xuyên. Sau Bắc phạt, làm ủy viên biên soạn đại chí huyện, tỉnh, năm ngoái từ chức về nhà. Lúc nhỏ sinh ra trong gia đình nghèo, qua một thời gian phấn đấu tích cóp tạm gọi là đủ ăn. Sinh được hai con, con trưởng có tài năng, từng nhận chức cục trưởng giáo dục Phú Thuận rồi làm hiệu trưởng trường trung học Tự Tỉnh, con thứ từng học trường công nghiệp

Thành Đô. Không may mấy năm gần đây hai con lần lượt chết cả, hiện còn bà vợ, con dâu góa bụa, ba cháu trai, bốn cháu gái, mời gia sư dạy các cháu ở nhà. Tình hình gia cảnh của tôi đại khái là như vậy

Một phần của tài liệu Hậu Hắc Học - Lý Tôn Ngô (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)