LỜI TỰA CUỐN THỰC PHẢ (SÁCH DẠY NẤU ĂN) Ở TIỆM CÔ CÔ DIÊN

Một phần của tài liệu Hậu Hắc Học - Lý Tôn Ngô (Trang 86 - 88)

Ở TIỆM CÔ CÔ DIÊN

Lúc này cả nước biết tiếng ông Hoàng Kính Lâm – chủ tiệm kiêm bếp trưởng tại tiệm Cô Cô Diên là một người kỳ lạ của thời đại. Ông từng được Từ Hy Thái Hậu biết đến, từng làm tri huyện, được tiếng tốt ở chính trường, bỗng nhiên từ một viên quan lui về làm biếp trưởng, nếu không phải là người có hoài bão thì hẳn phải là người bất tài. Sau khi ông làm bếp trưởng, lúc rỗi rãi ông liên tục đọc sách cổ 15 năm liền không hề gián đoạn, người thường không mấy ai theo kịp cách tu dưỡng này. Các sách mà ông chép lại như bộ “Tư trị

thông dám” đã chép xong phải tới mấy nghìn vạn chữ. Một nhân vật có nghị lực như vậy, trước đây đã có kinh nghiệm hoạt động chính trị, nếu ra làm việc gì đó cho xã hội, quốc gia chắc hẳn sẽ có thành tích. Nhưng ông cam chịu rút về mở hàng cơm, làm đầu bếp, không thể nói không liên quan đến hoàn cảnh thời đại

Ông Tôn Ngô không kết giao với ngài Vương Công, không làm bạn với Tiệu Viêm Phụ, vậy mà chỉ chơi với Kính Lâm, nên viết cho ông lời tựa đề cuốn thực phả: Tôi có ông học trò già 62 tuổi là Hoàng Kính Lâm yêu cầu được vào miếu Hậu Hắc để cùng hưởng, tôi đã đồng ý viết tên ông vào Hậu

Hắc Tùng Thoại. Mọi người còn nhớ ông ở Thành Đô cạnh Bắc Hoa Đàm, mở tiệm Cô Cô Diên, có đủ món ăn cực ngon, thịnh soạn, khách đến ăn đông. Hôm qua, tôi đến tiệm thấy ông đang tập trung tinh thần chép sách “Tư trị

thông giám”, thấy lạ bèn hỏi: “Tại sao ông làm việc này?”, ông nói: “Từ năm 48 tuổi trở đi, tôi chỉ có thể chép sách, tôi đã chép Thập tam kinh, chép thêm Tân cựu đường thi hợp cảo, Lý thiện chú văn tuyển, Tương đài lễ ký, Pha môn xướng hào tập, bây giờ định chép bộ “Tư trị thông giám” mới thỏa lòng”, tôi nói: “Chủ ý ông sai rồi, trước đây ông làm tri huyệ Xạ Hồng, Vu Khuê, Vinh Kinh. Tôi từng đến đấy hỏi dân, họ khen ông lắm, cho rằng ông nỗ lực ở chốn quan trường, nhất định sẽ làm nên sự nghiệp vang dội. Nào ngờ, tôi về đây hỏi ra mới biết ông lui về làm đầu bếp, tự làm lấy mà ăn, bất giác than rẳng “đúng là học trò của ta rồi”. Cho phép ông được vào miếu Hậu Hắc cùng hưởng, không ngờ ông lại làm cái trò này! Phải biết rằng xưa này người làm việc nhiều đến mức lấy xe mà chở, lấy đấu mà đong, không có đất đặt chân đâu? Nấu bếp là nghề riêng của ông rất giỏi, lại bỏ đi mà tranh được thua với người khác, khổ sở biết bao. Bỉ nhân chuyên về “Hậu Hắc Học” nên chuyên giảng “Hậu Hắc Học”; ông chuyên nghề nấu bếp, sao không đem Thập tam kinh, Văn tuyển, Tư trị thông giám đốt đi, viết một cuốn phả về món ăn không hay hơn sau

Kính Lâm nghe nói, giữ vẻ tự nhiên nói rằng: “Năm ngoái, ở Thành Đô

lập trưởng sư phạm nữ, tôi nhậm chức thầy dạy nấu ăn, từng phân ra 10 cách: hầm, chưng, nấu, nướng, rán, ninh, sấy, hấp, rang, thui dạy cho học trò với ý định đem 10 cách nấu này phân tích, viết thành sách giáo khoa, nhưng nay thấy công việc lớn quá, lại không có thời gian rỗi, làm sao được!”. Tôi nói: “Ông câu thúc quá, làm sao một lần có thể xong ngay. Tôi mách nước cho ông, mỗi ngày lúc nào có hứng, ông viết 1 -2 đoạn theo dạng tùy bút, lâu ngày tích cóp, rỗi rãi ông lại phân từng môn từng loại, nếu không rỗi rãi đã có bản gốc sau này sẽ có người thay ông chỉnh lý. Nếu không sớm viết ra, sau này già yếu ốm đau nằm xuống, ông muốn viết cũng không còn sức nữa, hối cũng không kịp nữa!”, Kính Lâm cảm tạ lời tôi nói, bắt tay vào viết

Môn nấu ăn của Kính Lâm vốn gia truyền. Ông nội ông ta từ Giang Tây về làm quan ở Tứ Xuyên, nấu món ăn rất giỏi, chọn con dâu, ai nấu nướng tồi là không chọn. Nghe nói người con gái họ Trần biết chế biến 300 món ăn khác nhau, bèn hỏi làm dâu, đó là mẹ Kính Lâm. Sau đó đúc kết cách nấu ăn của hai nhà Hoàng – Trần thành một lò. Cuối nhà Thanh, Kính Lâm lên Bắc Kinh làm quan, Từ Hy Thái Hậu ban thưởng cho ông hàm tứ phẩm, 3 năm giữ chức Quang lục tự, lấy khẩu vị ăn ở bếp nhà vua dung hợp với khẩu vị nam bắc, nên nghề nấu ăn của Kính Lâm có thể gọi là đại tài, nên nghề riêng xuất sắc

như vậy, tự mình không coi trọng, nếu không công bố với đời, không truyền cho người sau, quả là đáng tiếc?! Kính Lâm đáng khen thay

Người xưa có công đức với dân thì được dân thờ. Tôi thường nói đùa rằng những người được thờ trong miếu Khổng Tử, quá nửa không có lai lịch, nói về công đức cứ xem ngôi thứ trên dưới thì biết, ngồi trên cao ăn thịt lợn nguội là quá đáng rồi. Kính Lâm soạn cách nấu ăn để lại cho đời sau, công đức ấy đủ ngồi ở miếu nấu ăn nghìn đời. Lúc sống làm món ăn ngon cho người ăn, sau khi chết người ta đem món ăn ngon đến thờ cúng, sự báo đáp ấy rất công bằng, chẳng cần dựa vào giáo chủ Hậu Hắc mà danh đã thơm rồi. Người ta quý sự tự lập, Kính Lâm đáng khen thay

Sau này Tôn Ngô chết đi, có Kính Lâm ngồi cùng, người đời sau không thể nào không cúng món ăn ngon. Ta có thể kiêu ngạo với mọi người rằng: “Môn phái ta có Kính Lâm, không phải nhét thịt lợn nguội vào miệng đâu

Lý Tôn Ngô viết lời tựa này ngày 6 tháng 12 năm Dân Quốc thứ 24 ở Thành Đô

Một phần của tài liệu Hậu Hắc Học - Lý Tôn Ngô (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)