CHỦ TRƯƠNG KHẢO THI BỊ ĐÁNH

Một phần của tài liệu Hậu Hắc Học - Lý Tôn Ngô (Trang 75 - 76)

nNăm Dân quốc thứ 11, Tôn Ngô cùng Du Tử là đốc học của tỉnh đi khảo sát giáo dục thấy thành tích của các trường ở các tỉnh phía Nam, phía Bắc so với tỉnh mình không kém là mấy nhưng do chế độ giáo dục hiện hành bị gò bó thì không thể phát triển tốt đẹp được. Vì vậy sau khi đi khảo sát về ông ra sức thực hành chế độ khảo thi mong sao thoát khỏi sự tồi tệ này. Học kỳ 2 năm thứ 12, Thành Đô mở hội nghị bàn về chế độ học mới, ông cùng mấy vị Đốc học khác trong tỉnh và nhiều người trong hội nghị nêu ra đề án thi cử, thảo luận ở hội nghị nhưng chưa được thông qua. Sau hội nghị, một mình ông làm tờ trình, chủ trương học sinh các trường tốt nghiệp do Hội đồng nhà nước khảo hạch, mười năm sau, Bộ giáo dục mới ban hành chế độ hội khảo toàn quốc. Tờ trình của ông nêu lên 16 điều và xin cho được làm thử ở Phú Thuận, sau khi tỉnh phê duyệt cử ông làm chánh chủ khảo vào mùa hè năm thứ 13 sau đó mở rộng ra các huyện tỉnh phía nam tỉnh Tứ Xuyên. Mùa hè năm thứ 14, học sinh trung học liên lập phủ thúc châu tốt nghiệp, ông lại làm chánh chủ khảo qua mấy đợt thi. Một buổi tối nhiều học sinh tây cầm gậy gộc que sắt đến nhà lôi ông ra khỏi phòng ngủ, đánh một trận thật đau. Theo ông kể lại, lúc chúng nó đánh trật tự rất nghiêm, khắp trường im lặng, học sinh không nói câu nào, ông cũng ngậm miệng không kêu, học sinh đánh ông chịu đòn. Khi chúng nó đánh chán rồi, bỏ đi mới chửi một câu: “Mày là đồ con chó, còn

chủ trương khảo thi nghiêm khắc nữa không?”. Ông nằm dưới đất nghĩ thầm: “Nếu không bị đánh chết, lại làm”. Học sinh đi rồi, ông mời Tri huyện Nghi Tân đến khám nghiệm vết thương viết thành bệnh án, gậy gộc que sắt tập trung lại làm chứng cớ. Sáng hôm sau, lại mời thầy hiệu trưởng trường ấy đến bên giường. Ông đọc cho viết bức điện gửi cấp trên, tường thuật sự việc xẩy ra, cuối cùng nói: “Quan lần bạo động này thấy cần phải khảo thi. Đốc học bị đánh trọng thương, sông chết không quản, nếu không khỏi được, mong cứ cho thi để thay đổi bồi phong bại tục. Chủ trương của tôi nếu được các vị thực hành, dù chết về nơi chín suối cũng lấy làm vinh hạnh

Viết thương vừa đỡ lại tuyên bố tiếp tục khảo thi, ông băng vết thương lên phòng thi, hạ lệnh tất cả học sinh đã đánh ông. Nội quy trường thi càng

chặt chẽ hơn trước, học sinh đành phải theo quy củ dự thi. Sau vụ việc này, ông viết một bài “Bàn về chế độ khảo thi” nói rõ sự cần thiết phải thi, chú trọng đến cải cách chế độ học tập do Nhà giáo dục in phát cho các huyện thảo luận. Ông thường nói với mọi người: “Nếu không bị trận đòn đau thì bài viết này không ra đời, tôi phải cảm ơn những học sinh ấy!

Ông cho rằng lần đánh đòn ấy là đáng đời vì bấy giờ học sinh các nơi đang vận động bỏ chế độ thi mà ông lại chủ trương thi rất chặt chẽ, lại không tuyên truyền nói rõ lý do, tránh sao thoát khỏi bị đòn. Sau lần bị đòn ấy, ông mới giác ngộ một điều, việc quan trọng phải thực hành thì càng cần phải tuyên truyền; nguyên nhân ông bị đánh là do nhiều người hoài nghi chế độ thi nên mới có việc chống đối lại

Pháp chế mới của Vương An Thạch vốn đúng, khi ông làm quan ở Đổng huyện đã làm thử, mọi người đều khen là tiện lợi, đến khi ông làm tể tướng, pháp chế này thực hành trong cả nước nên bị thất bại lớn. Nói ông không có nghị lực chăng? Ông không sợ trời không sợ người, gánh vác cả tầm vóc vũ trụ, là một nhân vật xưa nay hiếm. Nói rằng pháp chế mới của ông không tốt sau? Sau khi ông chết, cách làm của ông được người ta sử dụng, có những luật còn áp dụng đến ngày nay, chẳng qua là đổi tên đi và sửa sang một chút mà thôi. Tại sao Vương An Thạch lại bị thất bại? Tại ông thiếu công việc tuyên truyền. Những danh nhân đương thời như Tư Mã Quang, Tô Đông Pha đều không hiểu nên phản đối ông, mỗi người đi một hướng, kết quả hai bên đều tổn thất, không riêng nhân dân bị thiệt thòi, đất nước thiệt thòi gây ra mầm mống mất nước, thật là điều không may. Nếu Vương An Thạch không im lặng tiến hành, trước tiên làm việc tuyên truyền nêu lên cách làm của ông cho mọi người góp ý, loại trừ thái độ cố chấp, dung nạp ý kiến đúng đắn, sửa sang viết lại đưa cho các vị hiền nhân nghiên cứu, chắc họ cugnx khôgn cố giữ pháp luật xưa kia, qua tranh luận để đưa đến nhất trí, mọi người đồng tâm hiệp sức thi hành, đó không phải là việc tốt sao?

Tôn Ngô suy nghĩ như vậy mới đem ý kiến chủ trương khảo thi của ông phát biểu ra

Một phần của tài liệu Hậu Hắc Học - Lý Tôn Ngô (Trang 75 - 76)