Tồn tại và nguyên nhân 1 Tồn tạ

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng NoPTNT Hai Bà Trưng (Trang 65 - 70)

III. Đánh giá công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng

2. Tồn tại và nguyên nhân 1 Tồn tạ

2.1. Tồn tại

2.1.1. Quy trình thẩm định

Mỗi loại dự án khác nhau lại có những đặc điểm, đặc trưng khác nhau. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy, mua sắm máy móc, thiết bị ngày một gia tăng, các dự án trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng không ngừng gia tăng cả về số lượng và quy mô vốn. Điều này đòi hỏi công tác thẩm định cần nhanh chóng đưa ra kết luận chấp nhận hay từ chối cho vay đối với dự án, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của các kết quả thẩm định. Việc thực hiện một quy trình thẩm định chung đối với tất cả các dự án đã làm cho quá trình thẩm định trở nên máy móc, rườm rà, quá nhiều thủ tục hành chính, đặc biệt đối với những dự án có quy mô vay vốn nhỏ, đơn giản; song lại vội vàng thẩm định mang tính hình thức ở nhiều nội dung đối với các dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp.

Mặc dù, cán bộ thẩm định đã sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình thẩm định. Song, cán bộ thẩm định vẫn chưa thực sự chú trọng đến phương pháp dự báo và phương pháp quán triệt rủi ro để phân tích khả năng thực hiện dự án, thị trường đầu ra, đầu vào, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Dự án là tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành, đi vào vận hành, khai thác, thời gian hoàn vốn thường rất dài, do đó, có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra. Điều này đỏi hỏi cán bộ thẩm định cần có tầm nhìn xa, cần dự báo trước được những biến động, những rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Tránh trường hợp các dự án khả thi ở thời điểm hiện tại, nhưng khi đi vào thực hiện, vận hành, khai thác, có nhiều biến động khiến cho dự án không khả thi, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi vốn và lãi của ngân hàng.

Trong khi đó, phương pháp thẩm định theo trình tự lại được sử dụng một cách máy móc, nhất là đối với các dự án có quy mô nhỏ, nhưng trình tự thẩm đinh lại rườm rà, gây mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới việc thẩm định các dự án khác.

Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định đã đánh giá dự án trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, việc đánh giá dự án mới chỉ chú trọng đến thẩm định tài chính, chưa chú trọng đến việc thẩm định hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án. Việc thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án mới chỉ dừng lại ở việc xem xét các đánh giá mà chủ đầu tư đưa ra, còn thiếu tìm hiểu thực tế về dự án.

Khi sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy trong thẩm định hiệu quả tài chính của dự án, cán bộ thẩm định thường chỉ xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi một yếu tố liên quan thay đổi. Trong khi đó, các yếu tố ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án là rất nhiều như: vượt chi phí đầu tư, giá các chi phí đầu vào tăng, giá tiêu thụ sản phẩm giảm… Hơn nữa, yếu tố liên quan đến hiệu quả tài chính mà cán bộ thẩm định lựa chọn để tiến hành phân tích độ nhạy thường lại là yếu tố mà khách hàng đã chọn để phân tích độ nhạy trong dự án. Tức là những yếu tố này đã làm cho dự án có độ an toàn cao. Nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích độ nhạy ở một yếu tố đó, cán bộ thẩm định rất dễ có thể đưa ra kết luận không chính xác.

Việc đánh giá khía cạnh kỹ thuật của dự án: máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng hoàn toàn chỉ dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp cộng với việc tham quan nhà xưởng của cán bộ thẩm định mà thiếu ý kiến chuyên gia trong việc đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn. Điều này gây ra rủi ro lớn đối với ngân hàng do các dự án xây dựng công nghiệp thường đòi hỏi chuyên môn về quy trình công nghệ, về cơ khí, tự động hóa, an toàn ở mức độ cao.

Khi đánh giá thị trường, nhất là thị trường nguyên vật liệu của dự án đặc biệt là các dự án nhập khẩu nguyên vật liệu, cán bộ thẩm định mới chỉ xem xét nguồn cung cấp nguyên vật liệu mà chưa đánh giá được khả năng cung cấp nguyên vật liệu theo yêu cầu của dự án, hoặc nếu có thì cũng chỉ dựa trên những thông tin cung cấp từ khách hàng, hoặc do cán bộ tự tìm, không có nguồn cung cấp thông tin chính thống.

Bên cạnh đó, khi thẩm định, cán bộ thẩm định vẫn còn coi nhẹ việc đánh giá lại doanh thu và chi phí của dự án. Song đây lại là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dự án từ đó ảnh hướng tới khả năng trả nợ của dự án.

Việc tính toán khả năng trả nợ của dự án còn sơ sài, chưa tính đến các yếu tố rủi ro và đưa việc phân tích rủi ro vào tính toán nguồn trả nợ của dự án.

Đối với các dự án xây dựng công nghiệp, cán bộ thẩm định cần đặc biệt chú ý hơn tới tổng mức đầu tư, việc triển khai sử dụng vốn, tiến độ cũng như chất lượng công trình, mức độ phù hợp của máy móc, trang thiết bị. Xong thực tế trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định vẫn chưa chú ý đúng mức tới các nội dung này.

2.1.4. Cán bộ thẩm định

Hầu hết các cán bộ thẩm định tại ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng đều là những cán bộ trẻ. Bên cạnh những thế mạnh là năng động, nhanh chóng tiếp thu được những kiến thức mới, thì những cán bộ thẩm định vẫn chưa có kinh nghiệm sâu trong lĩnh vực thẩm định.

Cán bộ thẩm định tại ngân hàng mặc dù có năng lực, song vẫn còn thiếu kỹ năng trong thẩm định dự án, đặc biệt là đối với các dự án xây dựng công nghiệp. Trong quá trình thẩm định, cán bộ làm việc chủ yếu theo kiểu đa năng: một cán bộ thẩm định có thể thẩm định nhiều loại dự án khác nhau. Điều này giúp cán bộ thẩm định tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, song lại không đi sâu vào một chuyên ngành cụ thể, nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành.

Khi nộp hồ sơ vay vốn, các dự án đặc biệt là các dự án xây dựng công nghiệp thường có những thông số kỹ thuật máy móc chuyên ngành, các thông số về kết cấu… hoàn toàn xa lạ với cán bộ thẩm định. Do đó, mà khi thẩm định, cán bộ thẩm định thường coi nhẹ, không tập trung đúng mức vào việc xem xét các khía cạnh này. Song đây lại là những khía cạnh đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của dự án.

Thông tin chủ yếu phục vụ cho công tác thẩm định là từ hồ sơ vay vốn, mà hồ sơ vay vốn lại do khách hàng lập, cộng với việc thiếu đi thực tế ở một số dự án đã khiến cho các kết quả thẩm định thiếu tính khách quan.

2.2. Nguyên nhân

- Định hướng, các quy hoạch, các kế hoạch phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương còn chưa được cụ thể, rõ ràng; nhiều chủ trương chỉ đạo của các ngành, địa phương còn chưa đồng bộ, chồng chéo; thiếu tính ổn định trong các quy hoạch dẫn đến khó khăn cho công tác thẩm định, đặc biệt là thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp.

- Sự phối hợp giữa các ngân hàng còn hạn chế trong việc cung cấp, trao đổi những thông tin về khách hàng. Do đó, trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định phải tự tìm hiểu thông tin về khách hàng từ các nguồn khác, gây ảnh hưởng tới việc thẩm định các nội dung khác của dự án.

- Quy trình thẩm định hiện nay của ngân hàng được áp dụng chung cho mọi loại dự án, vẫn chưa có một quy trình thẩm định cụ thể đối với các dự án xây dựng công nghiệp. Trong khi nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu vay vốn cho các dự án xây dựng công nghiệp ngày càng tăng, việc áp dụng một quy trình thẩm định chung sẽ hạn chế năng lực thẩm định của cán bộ thẩm định.

- Đội ngũ cán bộ thẩm định còn hạn chế cả về số lượng và trình độ chuyên môn, chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm định, đặc biệt đối với các dự án lớn, phức tạp. Trình độ cán bộ thẩm định còn có hạn, chưa bao quát được hết các khía cạnh của một dự án, đặc biệt là khía cạnh kỹ thuật. Ở nhiều nội dung thẩm định, cán bộ thẩm định còn lúng túng, chưa chủ động trong việc mời chuyên gia, các ý kiến đánh giá còn mang tính chủ quan, thiếu chính xác.

Các cán bộ làm công tác thẩm định chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, nên kỹ năng đánh giá tài chính khá tốt, song những am hiểu về khía cạnh kỹ thuật của dự án còn hạn chế.

- Ngân hàng vẫn ít có sự phân công cán bộ thẩm định theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực. Việc một cán bộ thẩm định nhiều loại dự án khác nhau sẽ khó có thể giúp cho cán bộ thẩm định tích luỹ được những kiến thức chuyên ngành.

- Thông tin phục vụ cho công tác thẩm định chủ yếu là từ hồ sơ vay vốn do đó mà kết quả thẩm định còn thiếu tính khách quan. Ngoài hồ sơ vay vốn, cán bộ thẩm định còn thu thập thêm thông tin từ các nguồn báo chí, internet, bạn hàng, tổ chức tín dụng… tuy nhiên, những thông tin này còn mang tính chắp vá, số lượng không nhiều.

- Do thời gian thẩm định dự án bị giới hạn, cán bộ thẩm định khó có thể thẩm định dự án một cách công phu, chi tiết với đầy đủ các nội dung ở tất cả các dự án.

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng NoPTNT Hai Bà Trưng (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w