0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Về tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM” (Trang 111 -112 )

III. Tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam

3. Nhóm giải pháp về phía các doanhnghiệp sản xuất và xuất khẩu

3.4. Về tài chính

Tài chính là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu ngành điều. Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải xây dựng một chính sách tạo vốn và sử

dụng vốn hợp lý.

Đối với các doanh nghiệp, hiện nay có 5 hướng tạo vốn chính: huy

động vốn đầu tư trong và ngoài nước, vay vốn trong nước, vay vốn nước ngoài, vốn huy động từ lợi nhuận thu được của doanh nghiệp và nguồn vốn ngân sách cấp (đối với doanh nghiệp Nhà nước). Cụ thể là:

- Nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài: đối với một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu thì đây là nguồn vốn tốt nhất phục vụ cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, đối với phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu điều hiện nay thì nguồn vốn này còn chiếm một tỷ lệ

khiêm tốn. Để có thể thu hút vốn đầu tư trong nước thì đơn vị kinh doanh hạt điều cần phải cổ phần hóa. Còn để thu hút đầu tư từ nước ngoài vào thì doanh nghiệp phải có dự án đầu tư có tính khả thi cao, độ rủi ro thấp. Trong tình hình như hiện nay, việc cổ phần hóa một số doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu điều cần được tiến hành nhanh hơn để các đơn vị có thể đưa vốn vào kinh doanh sinh lợi.

- Vốn vay nước ngoài: chủ yếu là vốn vay của nước ngoài cho dự án 327 "Phủ xanh đất trống đồi trọc". Nguồn vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả thì sẽ hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp trong chiến lược tạo nguồn nguyên liệu và có thể được sử dụng để đầu tư nghiên cứu giống điều, kỹ

_PAGE _111_

thuật trồng điều mới, bảo hiểm sản xuất kinh doanh, hỗ trợ bà con nông dân...

- Vốn vay trong nước: chủ yếu từ các ngân hàng chuyên doanh và các tổ

chức tín dụng

- Vốn tự tích lũy: chủ yếu là phần trích lại từ lợi nhuận thu được trong kinh doanh của doanh nghiệp, được sử dụng để bổ sung cho vốn lưu động hoặc phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiên cứu phát triển khác của doanh nghiệp.

- Vốn từ ngân sách nhà nước: gồm có nguồn vốn xóa đói giảm nghèo chủ yếu giúp người nông dân trồng điều nhưng gián tiếp giúp các doanh nghiệp mở rộng nguồn nguyên liệu; vốn của chương trình rừng phòng hộ; vốn từ chương trình giống quốc gia; Nhà nước đứng ra vay hoặc kêu gọi nhà

đầu tư nước ngoài cho chương trình phát triển cây điều.

Với những nguồn vốn như trên, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể

tiếp cận nhưng họ cần có chiến lược kinh doanh và kế hoạch sử dụng vốn rõ ràng để tăng khả năng tiếp cận với những nguồn vốn đó.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM” (Trang 111 -112 )

×