0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Giải pháp phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biế n

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM” (Trang 101 -101 )

III. Tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam

1. Quy mô và tốc độ xuất khẩ u

2.2. Giải pháp phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biế n

2.2.1. Khâu chọn giống và kỹ thuật canh tác

Ngành điều cần đưa giống tốt, năng suất cao vào canh tác để tạo nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt phục vụ chế biến cho xuất khẩu. Hướng phát triển của cây điều là phải phát triển giống điều ghép, sử dụng nhiều dòng điều ghép khác nhau trong một vườn điều để tăng khả năng chọn lọc tự

_PAGE _111_

Để có bộ giống tốt cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái các vùng và thay thế giống năng suất thấp hiện nay, cần tuyển chọn giống tốt từ những cây hiện có, đồng thời nhập nội một số giống tốt của ấn Độ, Brazil, Indonesia và một số nước khác. Các cơ quan chuyên ngành, các cơ sở

nghiên cứu khoa học cần kết hợp chặt chẽ với các đơn vị chế biến triển khai tiến bộ kỹ thuật trong việc chọn giống cây đầu dòng, kỹ thuật nhân giống, canh tác, đưa nhanh giống mới vào cải tạo diện tích điều hiện có, cung cấp cho người trồng điều các cây giống với giá cả hợp lý.

Trước mt, ngành điu s xây dng 5 vườn ging điu theo vùng sinh thái các tnh Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Lk, Bình Thun, Bình

Định vi din tích mi vườn t 15 - 20 ha. Ngành điu cũng cn kiến ngh

vi Nhà nước ưu tiên cho kinh phí ci to và nhân ging điu trong chương trình ging quc gia để các cơ s có th trin khai sm.

2.2.2. Đầu tư vào khoa học kỹ thuật và công nghệ chế biến điều xuất khẩu Bộ NN & PTNT cần nghiên cứu thành lập bộ môn nghiên cứu điều thuộc các Viện: Khoa học nông nghiệp miền Nam, Khoa học nông nghiệp

Việt Nam, Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên để nghiên cứu toàn diện

về sinh lý, sinh hoá, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật canh tác, chế biến phục vụ

tốt việc phát triển ngành điều. Ngành điều cũng cần tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải trong các cơ sở chế biến điều.

Về chế biến, trong những năm trước mắt, ngành điều cần tạm ngưng việc xây dựng thêm các nhà máy chế biến, sắp xếp các nhà máy hiện có theo hướng nhà máy gắn chặt với vùng nguyên liệu, cung cấp các dịch vụ kỹ

thuật và bao tiêu sản phẩm; xúc tiến nhanh việc cổ phần hóa các nhà máy chế biến điều, bán cổ phần cho cả những hộ trồng điều; nên sáp nhập hoặc có hình thức tổ chức lại các nhà máy chế biến có công suất nhỏ nhằm tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy chế biến. Ngoài ra việc cơ cấu lại các nhà máy này vừa tránh được tình trạng lượng điều thu mua phân tán vừa giải quyết được sự mất cân đối giữa năng suất chế biến và sản lượng điều thu hoạch.

Ngành điều sẽ tiếp tục áp dụng công nghệ chao dầu như hiện nay, từng bước ứng dụng phương pháp dùng hơi nước quá nhiệt để hạn chế sự ô nhiễm môi trường, nghiên cứu cơ giới hóa những công đoạn còn sử dụng quá nhiều lao động thủ công để tăng hiệu quả của quá trình chế biến. Ngành

điều cũng cần nghiên cứu những công nghệ mới đểđa dạng hóa và tổng hợp tận dụng các sản phẩm phụ từ nhân điều, chú ý các công nghệ chế biến sản phẩm sau nhân như bánh kẹo nhân điều, điều rang muối, chao dầu, bọc

_PAGE _111_

điều để sản xuất dầu vỏ và ván nhân tạo cho xuất khẩu. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu biện pháp thu hồi quảđiều và công nghệ để chế biến các sản phẩm đồ uống.

Sau năm 2005, ngành cũng cần đầu tư chiều sâu cho các nhà máy chế

biến nhân điều hiện đại có quy mô công suất từ 10.000 đến 20.000 tấn/năm, kết hợp với các dây chuyền sản xuất phụ phẩm. Ngành cũng cần đầu tư cho cơ khí trong nước nghiên cứu các mô hình để tự chế tạo các nhà máy hiện

đại, mức độ tựđộng hóa cao. 2.3. Giải pháp về vốn

Ngành điều có thể huy động vốn cho phát triển sản xuất và xuất khẩu từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn vốn có thể được phân bổ như sau: - Cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, tạo giống đầu dòng: 30 tỷ đồng. Nguồn vốn sẽ được ưu tiên bố trí vốn từ chương trình giống quốc gia.

- Cho trồng mới: để trồng mới 250 - 300 ngàn ha điều, với suất đầu tư

7,5 triệu đồng/ha (Xem Phụ lục 8 - Ước tính vốn đầu tư trồng mới và cải tạo 1 ha điều) thì tổng vốn đầu tư cần là 2000 tỷ đồng. trong đó :

+ Đối với điều ở vùng đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ: 50% trong tổng 250.000 - 300.000 ha trồng mới thuộc diện này, và tổng vốn hỗ trợ là 350 tỷđồng. Nguồn vốn được bố trí từ vốn trồng rừng phòng hộ (áp dụng chính sách hỗ trợ trồng rừng phòng hộ tại Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ha).

+ Phn vn còn li phi huy động là 1.650 t đồng.

Việc trồng điều phần lớn là các hộ nông dân nghèo đầu tư, thông qua

đầu mối là các cơ sở chế biến, nên đề nghị Nhà nước cho vay vốn xây dựng cơ bản với lãi suất ưu đãi (0,81%/tháng). Đồng thời, các doanh nghiệp Nhà nước phải có trách nhiệm thu mua sản phẩm với giá cả hợp lý, phân phối lợi ích cho người làm nông nghiệp, thực hiện sự liên kết vững chắc giữa sản xuất nông nghiệp và chế biến, giữa nông dân với nhà máy, khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là mô hình kinh tế trang trại đầu tư và chế biến điều.

- Cho thâm canh: mức đầu tư 2 triệu đồng/ha/năm, số vốn cần thiết là 400 tỷđồng/năm. Vốn sẽ được huy động từ người trồng điều (thông qua các cơ sở chế biến) tựđầu tư bằng vốn vay tín dụng bình thường.

2.4. Giải pháp phát triển mặt hàng

2.4.1. Nâng cao chất lượng nguyên liệu hạt điều thô

Muốn có sản phẩm tốt thì phải có nguyên liệu tốt. Khi quy trình kỹ thuật ổn định thì chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng sản phẩm cuối cùng, bởi vậy cần phải thu mua nguyên liệu chất lượng tốt.

Quá trình vận chuyển hạt điều thô từ nơi thu hái về nơi chế biến cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng điều nguyên liệu. Vì vậy, ngành điều cần tổ chức một hệ thống thu mua đến từng vùng nguyên liệu, từng hộ gia đình, hướng dẫn canh tác thu hái, bảo quản và tổ chức thu mua, vận chuyển tại vùng nguyên liệu.

_PAGE _111_

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng điều nguyên liệu là giống, kỹ thuật chăm sóc và thu hái. Mặc dù ngành điều đã xuất bản nhiều sách hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch điều, phổ biến kiến thức trồng điều xuống một số nơi trồng điều, song tình trạng trồng điều theo kinh nghiệm dân gian, trồng tùy tiện, trồng không đúng kỹ thuật, không lựa chọn giống kỹ càng vẫn còn. Do đó, ngành điều cần đưa các kỹ sư nông nghiệp có chuyên môn tới những vùng trồng điều phổ biến cho bà con nông dân trồng điều về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, làm cho người nông dân thấy được lợi ích kinh tế khi trồng đúng kỹ thuật. Có làm được như vậy mới nâng cao được chất lượng nguyên liệu, tạo điều kiện tốt cho sản xuất chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.4.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Ngành điều cần đầu tư, đổi mới công nghệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, quản lý tốt các công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm sản xuất ra cần tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và phải liên tục được cải tiến về mẫu mã phù hợp với thị hiếu rất đa dạng của người tiêu dùng.

Ngành điều cũng cần phổ biến, hướng dẫn cho các công ty thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất và chế biến thực phẩm như cải tạo, nâng cấp nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP, áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, HACCP, SA 8000 trong sản xuất.

2.4.3. Đa dạng hoá các sản phẩm hạt điều và khai thác các sản phẩm có nguồn gốc từ cây điều

Việc đa dạng hóa các sản phẩm điều xuất khẩu cần nhận được nhiều sự

quan tâm hơn. Hiện nay ta mới xuất khẩu phần lớn nhân hạt điều, gần đây dầu vỏ hạt điều bắt đầu tìm được thị trường nhưng các sản phẩm khác thì hầu như chưa sản xuất được. Do đó, cần tổ chức nghiên cứu công nghệ hoặc nhập khẩu của nước ngoài để tổ chức sản xuất các sản phẩm như nước giải khát trái điều, mứt, thạch, rượu từ trái điều. Có như vậy mới có thể tăng thu nhập cho người nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế của cây điều, đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế đất nước.

2.5. Giải pháp về thị trường và marketing

th nói công tác th trường luôn đóng vai trò quan trng trong vic đẩy mnh xut khu các sn phm điu nói chung, nht là trong giai

đon cnh tranh gay gt hin nay. Mt trong nhng quan đim ngành

điu cn quán trit đó là phi luôn đa dng hóa th trường, không ph

thuc vào mt th trường nht định để tránh ri ro khi th trường biến

động. Bài hc ca ngành chè vào đầu nhng năm 90 khi Liên Xô tan rã hay trong năm 2003 va qua khi chiến tranh n ra Iraq đã khiến cho ngành này mt th trường và st gim nghiêm trng sn lượng xut khu.

Đây cũng là kinh nghim quý báu ngành điu cn rút ra để tránh ph

thuc quá nhiu vào mt vài th trường. Bên cnh đó, cũng cn coi trng th trường ni địa, th trường 80 triu dân, khi thu nhp ca dân cư cao s

_PAGE _111_

Ngành điều cũng cần phải nhanh chóng xây dựng thị trường nhập khẩu nguyên liệu thô gia công xuất khẩu, phải coi nhiệm vụ này cũng là nhiệm vụ quan trọng để giải quyết việc làm khi trong nước chưa cung ứng

đủ nguyên liệu.

Thị trường thế giới về nhân điều sơ chế đang diễn biến tốt, do cầu tăng, cung tăng chậm. Vấn đề thị trường xuất khẩu hiện tại chưa bức xúc nhưng khi các nước khác tăng sản lượng, hay chính nước ta tăng đến 150.000 tấn theo định hướng đã đề ra trong Quyết định 120/TTg thì thị

trường có thể sẽ cạnh tranh gay gắt. Đối tượng cạnh tranh của ta trước hết là

ấn Độ, Brazil, những nước có lịch sử phát triển trước ta, tổ chức thị trường cũng như tổ chức kinh doanh tốt. Vì vậy, ngành điều cần sớm chú trọng công tác thị trường, cần chủ động trong công tác thị trường, củng cố các thị

trường cũ, tìm kiếm các thị trường mới, tìm hiểu phong tục tập quán, nhu cầu đối với từng thị trường, xây dựng chính sách thị trường rõ ràng.

Ngành điu cũng có th la chn nhng th trường gn v phong tc tp quán, có quan h kinh tế thương mi tt để khai thác thun li giao lưu, gn v địa lý để tiết kim chi phí vn chuyn, bc d như th

trường Singapore, Hong Kong, Trung Quc, trong đó cũng phi lưu ý các th trường này phn ln là các th trường trung gian, đặc bit chú ý th

trường Trung Quc là th trường thiếu n định, li buôn bán không chính thc, thanh toán bng đồng Vit Nam hoc nhân dân t, do đó ngành điu nên gim dn t l xut khu theo phương thc này để thu ngoi t mnh.

Vấn đề cần ưu tiên đối với ngành điều hiện nay là phát triển các thị trường tiêu thụ trực tiếp, thị trường các nước phát triển như Mỹ, úc, Hà Lan,

Canada, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản... Đây là những nước tiêu thụ chính, cần có chính sách ưu tiên, hợp tác lâu dài, có giá cạnh tranh, giao hàng chất lượng cao, vệ sinh thực phẩm tốt. Muốn xâm nhập nhanh vào các thị trường khó tính nhưng rất giàu tiềm năng này, các doanh nghiệp cần phải đạt được giấy chứng nhận ISO 9000, SA 8000, chứng chỉ HACCP càng sớm càng tốt. Các chứng chỉ trên sẽ là giấy thông hành đầy giá trị và đầy tin cậy giúp các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam mở cánh cửa các thị trường lớn trên thế giới.

Ngành điều cũng cần xúc tiến xâm nhập dần dần thị trường các nước Liên Xô và Đông Âu cũ. Đây là những thị trường nhiều hứa hẹn vì có quan hệ truyền thống với ta. Cũng nên kết hợp xuất khẩu hàng với trả nợ của Nhà nước khi nguồn hàng nhiều, xuất khẩu khó.

_PAGE _111_

Về thương nhân, cần lựa chọn những thương nhân có thực lực thị

trường, có khả năng tài chính, có uy tín và có ý định hợp tác lâu dài, thay cho cách buôn bán trôi nổi, gặp ai cũng bán, gặp khách trả giá cao liền phá hợp đồng giá thấp của khách truyền thống gây mất uy tín, mất khách hàng, mất thị trường.

Để tăng được thị phần trong nước cũng như ở nước ngoài, ngành điều Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại: nghiên cứu nhu cầu của từng thị trường, nhu cầu về từng loại sản phẩm, về dung lượng đối với từng loại, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu các dịch vụ vận tải, thanh toán, luật pháp, phong tục. Như

vậy, cần:

Xây dựng đội ngũ cán bộ thị trường có kiến thức và năng lực chuyên môn cao, có tâm huyết thực sự với nghề nghiệp để nghiên cứu thị trường.

Tìm kiếm các thông tin về thị trường xuất khẩu, bao gồm những kênh chính thức như: các tổ chức tư vấn về thị trường, văn phòng đại diện của các công ty, đại diện thương mại của nước ta ở nước ngoài và cả những kênh không chính thức như thông qua việc tiếp xúc với khách hàng.

Hoạt động nghiên cứu thị trường hiện nay trong ngành điều cần phải được

ưu tiên trong giai đoạn hiện nay, vì điều kiện cạnh tranh ngày càng cao thì việc chủ động tìm kiếm khách hàng, nắm bắt các cơ hội là vô cùng quan trọng.

2.6. Giải pháp nguồn nhân lực

Yếu tố con người có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và giảm được chi phí sản xuất một cách hợp lý bởi lẽ con người là trung tâm của mọi sự phát triển. Sản phẩm do con người tạo ra, vì thế chất lượng của sản phẩm như thế nào là do con người quyết định, cũng như chất lượng của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó ngành điều cần có chiến lược hợp lý về nguồn nhân lực.

Ngành điều cần lập kế hoạch đào tạo dài hạn kể cả việc chọ cử đi học tập ở

nước ngoài để có đội ngũ cán bộ giỏi về cây điều, đáp ứng đủ số lượng về

cán bộ và công nhân kỹ thuật cho nhu cầu đến năm 2010 mà theo ước tính sẽ

là 500 kỹ sư nông nghiệp, 180 kỹ sư chế biến, 1500 công nhân kỹ thuật, 180 cán bộ quản lý. Ngành điều cũng có thể thực hiện các biện pháp đào tạo theo hợp đồng, cam kết sau khi tốt nghiệp trở vềđịa phương công tác, đồng thời mở các lớp tập huấn theo chương trình khuyến nông, khuyến công cho 200.000 người.

_PAGE _111_

Hơn nữa, để có thể thực sự đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều, ngành điều cũng cần xây dựng một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ xuất nhập khẩu, giỏi ngoại ngữ bởi những người này rất quan trọng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại, thực hiện các hợp đồng.

3. Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hạt điều 3.1. Giải pháp chung về công tác kế hoạch và hoạch định chiến lược kinh 3.1. Giải pháp chung về công tác kế hoạch và hoạch định chiến lược kinh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM” (Trang 101 -101 )

×