Bộ máy tổ chức ngành Địa chính

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM (Trang 25 - 29)

4.1. Tổ chức bộ máy Địa chính cấp Trung ương

Sơ đồ 9:

Từ năm 1994 đến nay, bộ máy tổ chức quản lý của TCĐC đã phát huy tác dụng và góp phần tích cực phát triển ngành Địa chính. Đến đầu năm 1999 Bộ máy tổ chức của Tổng cục Địa chính ở Trung ương được giữ nguyên theo 3 khối, khối thứ nhất là quản lý nhà nước, khối thứ hai là các đơn vị sự nghiệp và khối thứ ba là các đơn vị sản xuất kinh doanh, song đã tiến hành đổi mới tổ chức trong từng thời kỳ và đến nay hệ thống tổ chức của TCĐC cụ thể như sau:

1. Khối quản lý nhà nước có nhiệm vụ giúp cho Tổng cục thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Chính phủ giao, khối quản lý nhà nước gồm:

- Văn phòng, bao gồm cả cơ sở 2 tại Thành Phố Hồ Chí Minh,Văn phòng Tổng cục Địa chính là bộ máy làm việc của Tổng cục thực hiện chức năng hành chính, tổng hợp, quản trị, giúp Tổng cục trưởng quản lý tập trung thống nhất mọi hoạt động của cơ quan Tổng cục.

- Vụ Tổ chức Cán bộ, là cơ quan của Tổng cục Địa chính có chức năng giúp Tổng cục trưởng chỉ đạo, thực hiện công tác: Tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương và đào tạo.

- Vụ Khoa học - Hợp tác Quốc tế là cơ quan của Tổng cục Địa chính, giúp Tổng cục Trưởng thực hiện quản lý và chỉ đạo công tác khoa học, công nghệ về quản lý đất đai và đo đạc - bản đồ, hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực địa chính.

- Thanh tra Tổng cục là cơ quan có chức năng giúp Tổng cục trưởng chỉ đạo, thực hiện quyền thanh tra về đất đai và đo đạc bản đồ theo luật định, quản lý công tác thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục trưởng.

- Vụ pháp chế có chức năng giúp Tổng cục trưởng thực hiện việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật về lĩnh vực đất đai và đo đạc bản đồ; tổ chức thực hiện công tác xây dựng chính sách, pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về đo đạc đất đai và đo đạc bản đồ.

- Vụ Đăng ký - Thống kê là cơ quan của Tổng cục Địa chính có chức năng giúp Tổng cục trưởng quản lý Nhà nước về đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai, đánh giá phân hạng đất.

- Vụ Đo đạc - bản đồ là cơ quan của Tổng cục Địa chính có chức năng giúp Tổng cục trưởng quản lý Nhà nước về đo đạc - bản đồ trên phạm vi cả nước.

- Vụ Kế hoạch - Tài chính là cơ quan của Tổng cục Địa chính có chức năng giúp Tổng cục trưởng về các mặt công tác kế hoạch, tài chính - kế toán, xây dựng cơ bản, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, giao đất, thu hồi đất.

2. Khối các đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ làm ra những sản phẩm phục vụ cho các đơn vị quản lý nhà nước trong việc giúp Tổng cục trưởng thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ giao, bao gồm 12 đơn vị:

- Viện Nghiên cứu Địa chính: giúp Tổng cục trưởng quản lý công tác ngiên cứu khoa học, công nghệ, quản lý đất đai và đo đạc bản đồ. Quản lý và triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ mới trong điều tra phân loại đất, đo đạc bản đồ của các ngành địa phương.

- Viện Điều tra Quy hoạch Đất đai: giúp Tổng cục trưởng quy hoạch các loại đất trên cả nước trên cơ sở điều tra, phân loại, trắc đạc, lập các loại bản đồ đất.

- Trung tâm Địa giới Quốc gia: thực hiện chức năng quản lý bản đồ biên giới quốc gia, phân vạch địa giới địa phương trong cả nước.

- Trung tâm thông tin và lưu trữ tư liệu địa chính: thực hiện lưu trữ và thông tin về tư liệu của ngành phục vụ cho công tác quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ trong cả nước.

- Trung tâm Quản lý chất lượng đo đạc bản đồ: giúp Tổng cục trưởng trong việc xác định chất lượng các loại bản đồ trước khi phát hành ra ngoài sử dụng.

- Các trường Trung học Địa chính: số I, II, III với chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học và kỹ thuật nghiệp vụ ngành địa chính, đo đạc và bản đồ cho các cơ quan quản lý địa chính trong cả nước.

- Tạp chí Địa chính: có nhiệm vụ in và phát hành các tài liệu liên quan đến quản lý đất đai và đo vẽ bản đồ.

- Trung tâm Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp: là nơi để

3. Các đơn vị sản xuất kinh doanh: là những doanh nghiệp nhà nước thực hiện cả chức năng kinh doanh và hoạt động công ích nhằm cung ứng những sản phẩm và dịch vụ cho ngành địa chính và đo đạc bản đồ. Khối sản xuất kinh doanh có 4 đơn vị sau:

-Công ty Đo đạc ảnh và Địa hình -Nhà Xuất bản Bản đồ

-Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình

-Công ty Xuất Nhập Khẩu và Tư vấn dịch vụ Đo đạc bản đồ 4.2. Tổ chức bộ máy Địa chính cấp tỉnh

Sơ đồ 10:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐỊA CHÍNH CẤP TỈNH

4.3. Tổ chức bộ máy Địa chính cấp huyện

Sơ đồ 11: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐỊA CHÍNH HUYỆN

UBND tỉnh - thành phố Ch t ch UBND t nh - th nhủ ị ỉ à phố Tổng cục Địa chính Tổng cục Trưởng Các sở khác Sở Địa chính Giám đố ởc s Các phó giám đốc sởĐịa chính - Các đơn v s n xu tị ả ấ kinh doanh, d ch vị ụ - Các đơn v ph c vị ụ ụ công ích - Trung tâm l u trư ữ a chính, o c đị đ đạ b n ả đồ ... - Phòng TC-HC tổng hợp - Phòng Th ng kê-ố ng ký C Đă Đ - Phòng o Đ đạc-B nả đồ - Phòng k ho ch t iế ạ à chính - Thanh tra s a ở Đị chính Sở Địa chính Giám đốc sở UBND huyện Chủ tịch huyện Các phòng ban khác của huyện Phòng a chínhĐị Trưởng phòng Địa chính

4.4. Tổ chức bộ máy Địa chính cấp xã Sơ đồ 12:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐỊA CHÍNH HUYỆN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w