Số lượng và chất lượng cánbộ địa chính các cấp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

III. THỰC TRẠNG VỀ LỰC LƯỢNG CÁNBỘ QUẢN LÝ Ở CÁC CẤP (SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG).

1.Số lượng và chất lượng cánbộ địa chính các cấp

Theo bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ ngành Địa chính theo trình độ văn hoá ta thấy rằng: Phó phòng Địa chính huyện Cán bộ nghiệp vụ n Cán bộ nghiệp vụ 2 Cán bộ nghiệp vụ 1 Phòng Địa chính huyện UBND Xã Ch t ch UBNDủ ị xã Các cán b t ộ ự qu nả Cán bộ Địa chính xã

+ ở Cấp Trung ương (Tổng cục Địa chính): số lượng cán bộ được đào tạo là rất cao ( 5% SĐH, 59,8% ĐH, 15,6% TH), số cán bộ đào tạo sơ cấp và mới qua PTTH và THCS (5,5% và 14,1%). Tổng cục Địa chính là cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ ở tầm vĩ mô. Do đó, với một đội ngũ đông đảo cán bộ được đào tạo như thế sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng chính sách pháp luật, thống nhất về đo đạc bản đồ, quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn các cơ quan quản lý đất đai cấp dưới thực hiện công tác quản lý đất đai và đo đạc bản đồ có hiệu quả.

+ ở cấp Tỉnh (Sở Địa chính): số lượng cán bộ được đào tạo so với Tổng cục Địa chính cũng là rất cao, tuy nhiên ở cấp tỉnh chưa có cán bộ được đào tạo sau đại học, số được đào tạo đại học và trung học chiếm hầu hết trong tổng số cán bộ ở cấp tỉnh. Đây là thuận lợi cho công tác quản lý đất đai và đo đạc bản đồ và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và của cơ quan quản lý đất đai Trung ương, đồng thời thực hiện công tác hướng dẫn và chỉ đạo công tác quản lý đất đai ở cấp cơ sở.

+ ở cấp Huyện (Phòng Địa chính): số lượng cán bộ được đào tạo đại học và trung học tuy vẫn chiếm một số lượng lớn nhưng số được đào tạo đại học thì chỉ chiếm chưa đến 40%, mà số được đào tạo trung học lại chiếm số đông (48,3%). Đây cũng là điều dễ hiểu đối với nước ta hiện nay khi mà hệ thống đào tạo cán bộ quản lý đất đai chưa phát triển. Nếu xét trên góc độ số cán bộ được đào tạo thì với đội ngũ như thế thì công tác quản lý đất đai của nước ta ở cấp huyện sẽ được thực hiện tốt nhưng khó khăn của công tác quản lý đất đai cấp huyện là hiện nay một số huyện vẫn chưa có Phòng Địa chính, số cán bộ thực sự phục vụ cho công tác quản lý đất đai còn ít, một số ở dạng kiêm nhiệm nhiều công việc. Vì thế mà tình trạng quản lý đất đai của nước ta những năm qua ở cấp huyện còn gặp khó khăn.

+ Ở cấp xã (cán bộ Địa chính xã): Theo bảng cơ cấu trên thì số lượng cán bộ Địa chính xã được đào tạo đại học là rất ít, số được đào tạo trung học chiếm chưa đến 40% tổng số cán bộ xã trên cả nước. Theo bảng trên thì trung bình cả nước mỗi xã chỉ có một cán bộ địa chính, như thế thì có một số xã chưa có cán bộ Địa chính. Công tác quản lý địa chính ở cấp xã đóng vai trò rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận, tình hình biến động đất đai, dẫn đến hiệu quả của công tác quản lý đất đai của nước ta trong thời gian qua còn là chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế đất nước.

Theo bảng số lượng cán bộ Địa chính ở các cấp, em thấy rằng:

+ Theo độ tuổi: Cả 4 cấp Trung ương, Tỉnh, Huyện và Xã đều có số cán bộ trong độ tuổi từ 30 đến 50 rất đông (59%). Đây là một cơ cấu tuổi rất thích hợp để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai. Đây là một đội ngũ cán bộ đã có nhiều năm công tác trong ngành, có kinh nghiệm và trình độ. Mặt khác, với độ tuổi như thế thì họ còn làm việc trong ngành một số năm nữa, lúc đó thì những sinh viên hiện đang học tại các trường đại học hiện nay sẽ ra trường, như thế sẽ vừa tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tìm việc làm. Bên cạnh đó thì trong bộ máy của ngành vẫn có những cán bộ kinh nghiệm và năng lực. Đây là điều kiện tốt cho công tác quản lý đất đai có hiệu quả, bởi vì những sinh viên trẻ được đào tạo những kiến thức khoa học mới trong trường sẽ được học hỏi kinh nghiệm làm việc ở các cán bộ đã nhiều năm công tác trong ngành.

+ Theo dân tộc: Trong bảng trên thì tỷ lệ giữa người Việt (99,8%)và người dân tộc là rất chênh lệch, hầu hết cán bộ ở Trung ương và Tỉnh đều là người Việt, chỉ có một số ít cán bộ Địa chính ở cấp huyện và xã là có một số lượng cán bộ người dân tộc gọi là đáng kể. Cơ câu này là phù hợp với thực tế hiện nay do sự chênh lệch giữa miền xuôi và miền ngược, chỉ có một số ít là người dân tộc học đến đại học. Do đó những cán bộ ở Trung ương và Tỉnh đều là người Việt là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, nếu cán bộ Địa chính huyện và xã đều là người Việt cả thì hiệu quả của công tác quản lý đất đai sẽ không cao, do họ không thể hiểu tâm lý, tập quán, điều kiện địa hình bằng những người sở tại. Trong thời gian tới thì Chính phủ cần phải có chính sách để đào tạo những cán bộ Địa chính huyện và xã là người dân tộc nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý đất đai ở những huyện, xã vùng sâu, xa, và vùng dân tộc thiểu số đạt kết quả tốt.

+ Theo giới tính: Trong cơ cấu giới tính thì ta thấy rằng ở cấp Trung ương, cấp Tỉnh và cấp Huyện thì tỷ lệ chênh lệch giữa cán bộ nam (65,2%) và nữ (34,8%) là không lớn lắm. Đối với các cấp quản lý này thì ngoài những cán bộ nam làm việc ở những vùng có điều kiện khó khăn thì cần phải có những cán bộ nữ kiên trì, làm những việc tỷ mỷ đòi hỏi độ chính xác cao. Nhưng ở cấp xã thì do nhiều xã có địa hình phức tạp, tâm lý của người Việt Nam nữa nên số cán bộ nữ thạm gia công tác quản lý ở cấp này là rất ít, chỉ có những phường ở các Thành phố, thị xã, thì các cán bộ nữ tham gia công tác quản lý nhiều hơn.

+ Theo đoàn thể: Trong 4 cấp quản lý thì chỉ có cấp Trung ương là có số lượng cán bộ trong hàng ngũ của Đảng là đông nhất, còn ở cấp xã thì hầu như

không có. Bởi vì, ở cấp Trung ương cán bộ đều được đào tạo, là công chức nhà nước vì thế có thể phấn đấu để trở thành đảng viên. Còn cán bộ Địa chính xã hiện nay không phải là công chức nhà nước, có thể bị thay bởi người khác qua các kỳ bầu cử HĐND của xã vì thế mà khó có thể phấn đấu trở thành Đảng viên được. Do đó, trong thời gian tới để công tác quản lý đất đai của nước ta ở Trung ương cũng như cơ sở thực sự có hiệu quả thì Chính phủ cần phải có chế độ đối với cán bộ Địa chính xã, để họ trở thành những Đảng viên có như thế thì những chủ trương, đường lối của đảng sẽ được họ truyền lại cho nhân dân và họ hiểu được nhiệm vụ của mình nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai tốt, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước.

Theo bảng trình độ cán bộ trên, ta thấy rằng:

+ Về trình độ chuyên môn: Trong cơ cấu cán bộ chuyên môn thì chỉ có ở cấp Trung ương là số cán bộ được đào tạo về chuyên ngành quản lý đất đai và đo đạc bản đồ (59,7%) là tương đối lớn, còn các cấp còn lại thì số lượng cán bộ được đào tạo từ ngành khác chiếm số lượng lớn hơn nhiều so với số cán bộ được đào tạo từ chuyên ngành quản lý đất đai và đo đạc bản đồ. Với cơ cấu như thế thì công tác quản lý đất đai và đo đạc bản đồ sẽ gặp khó khăn không những đối với các cấp quản lý đất đai ở địa phương mà cả đối với cấp quản lý Trung ương do ảnh hưởng của kết quả mà các cấp địa phương mang lại. Quản lý đất đai và đo đạc bản đồ đòi hỏi một số lượng lớn cán bộ có chuyên môn, bởi vì công tác quản lý đất đai và đo đạc bản đồ chẳng những phải nắm vững chuyên môn mà còn phải hiểu biết về pháp luật, chính sách, đường lối của Đảng. Trong những năm tới thì cả cơ quan Trung ương và các cấp quản lý địa phương phải tăng cường đào tạo lại những cán bộ chưa qua đào tạo về chuyên môn và đào tạo nâng cao đối với những cán bộ đã có chuyên môn để nắm bắt kịp thời những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tạo điều kiện cho công tác quản lý đất đai được tốt.

+ Về tin học: Số lượng cán bộ về tin học thì chỉ có ở cấp Trung ương và một số tỉnh là có một số cán bộ được đào tạo, còn lại chỉ ở trình độ cơ sở, có một số huyện và phần lớn các xã thì chưa có người biết sử dụng máy tính. Đây là một khó khăn rất đối với công tác quản lý đất đai của nước ta bây giờ và trong thời gian tới. Bởi vì, muốn bộ máy quản lý đất đai hoạt động có hiệu quả thì các thông tin, dữ liệu về hồ sơ địa chính, đo đạc bản đồ phải được thực hiện bằng máy thì mới nhanh và có độ chính xác cao. Trong thời gian tới thì ngành Địa chính cần phải phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm đào tạo cho số

cán bộ hiện nay của ngành hiểu biết về tin học và trang bị các máy tính cho các phòng Địa chính để xây dựng hệ thống thông tin Địa chính từ Trung ương đến địa phương nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đất đai.

+ Về ngoại ngữ: thì chỉ có hơn 50% cán bộ Địa chính ở Trung ương, một số cán bộ ở các Tỉnh đồng bằng và một số rất ít ở các phòng Địa chính của các Quận nội thành là biết ngoại ngữ, còn lại hầu hết số cán bộ còn lại là không sử dụng được ngoại ngữ. Thực tế như thế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý đất đai của nước ta, do nước ta chưa có một nền công nghiệp phát triển nên hầu hết các thiết bị máy móc đều phải sử dụng của nước ngoài mà không biết ngoại ngữ thì việc sử dụng nhiều khi lại dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Mặt khác, nước ta là nước đang phát triển nên rất cần vốn đầu tư của nước ngoài, mà đất đai lại là một trong những nguồn vốn đáng kể hiện nay của nước ta trong việc góp vốn với nước ngoài, mà cán bộ địa chính của nước ta lại không biết ngoại ngữ thì việc thực hiện các dự án gặp rất nhiều khó khăn, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý đất đai trong việc phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

+ Trình độ chính trị thì chỉ có những cán bộ làm lãnh đạo ở cấp Trung ương và những cán bộ làm Giám đốc các Sở Địa chính thì mới được đào tạo ở các lớp chính trị cao cấp, một số cán bộ ở Trung ương, một số cán bộ ở các Sở Địa chính và một số rất ít ở các phòng Địa chính được đào tạo tại các lớp chính trị trung cấp. Đối với công tác quản lý đất đai mà người cán bộ lại không hiểu về chính trị thì rất khó để thực hiện tốt các chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước được. Điều này dễ dẫn đến tình trạng người cán bộ quản lý làm sai mà không biết mình sai, điều này giải thích vì sao công tác quản lý đất đai của nước ta trong thời gian qua ở các cấp cơ sở lại thực hiện không có hiệu quả. Để trong thời gian tới các cấp cơ sở và một số các Tỉnh làm tốt công tác quản lý đất đai thì các Sở Địa chính cần kết hợp với UBND các Tỉnh mở các lớp đào tạo chính trị cho cán bộ Địa chính của địa phương mình.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM (Trang 29 - 33)