III. THỰC TRẠNG VỀ LỰC LƯỢNG CÁNBỘ QUẢN LÝ Ở CÁC CẤP (SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG).
2. Một số vấn đề về đào tạo và tuyển dụng cánbộ
2.1. Công tác đào tạo giáo dục
Những năm qua số lượng sinh viên được đào tạo về quản lý đất đai và Đo đạc - Bản đồ từ các trường trung học và đại học ra trường ngày một tăng. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý địa chính thì một số trường đại học đã mở các lớp đào tạo về quản lý đất đai ngày một nhiều, hiện nay mỗi
năm có khoảng 300 sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường từ các trường đại học sau:
+ Khoa quản lý đất đai - Trường Đại học Nông nghiệp I
+ Chuyên ngành quản lý đất đai - Khoa địa lý - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
+ Khoa Trắc địa Bản đồ - Trường Đại học Mỏ Địa chất
+ Chuyên ngành kinh tế và Quản lý đất đai - Trường đại học Kinh tế quốc dân
+ Đại học Nông lâm Thủ đức
+ Trường Bách khoa TP Hồ Chí Minh + Trường Nông nghiệp Cần Thơ
Và có khoảng 600 sinh viên được đào tạo từ 3 trường Trung học Địa chính:
+ Trường Trung học Địa chính I tại Từ Liêm (Hà Nội) + Trường Trung học Địa chính II tại Bỉm Sơn (Thanh Hoá) + Trường Trung học Địa chính III tại Long Thành (Đồng Nai)
Ngoài ra hằng năm các tỉnh cũng tổ chức một số lớp không định kỳ đào tạo cán bộ trung học về quản lý đất đai. Bên cạnh đó hàng năm Tổng cục Địa chính cũng như các Tỉnh đều cử cán bộ đi đào tạo lại và đào tạo nâng cao về quản lý chuyên môn và trình độ chính trị. Phần lớn cán bộ được đào tạo tại chức ở trong nước, riêng một số cán bộ của Tổng cục Địa chính được cử đi đào tạo nâng cao theo dự án và học bổng các nước tài trợ.
Tuy nhiên công tác đào tạo cũng gặp phải một số khó khăn do cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc giảng dạy, thực hành, sinh hoạt của giáo viên, học sinh còn thiếu thốn. Giáo trình chưa đồng bộ, hoàn chỉnh vì thế mà tuy là cùng đào tạo về quản lý đất đai nhưng mỗi trường lại có một giáo trình khác nhau.
Hiện nay chưa có trường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ địa chính huyện, xã.
Vì thế để trong thời gian tới công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của ngành đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai được tốt, thì ngay bây giờ cần phải:
- Tăng cường năng lực và nâng cấp các trường trung học Địa chính của Tổng cục Địa chính để đảm bảo đào tạo cán bộ Địa chính trình độ trung học,
cao đẳng có chất lượng cao kết hợp với các trường trung học của các địa phương, chuẩn hoá chương trình đào tạo, kết hợp nhiều loại hình đào tạo để phổ cập trung học cho cán bộ toàn ngành.
Phối hợp với các Trường đại học để thiết lập và chuẩn hoá hệ thống đào tạo đại học và trên đại học ngành địa chính. Phấn đấu để 40-50% cánbộ Địa chính cấp huyện, 60-70% cán bộ Địa chính cấp Tỉnh và trên 80% cán bộ Địa chính ở Trung ương có trình độ đại học.
- Kế hoạch hoá chương trình đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ đương nhiệm trong ngành, trong đó trọng tâm là chuyên môn nghiệp vụ, tin học công nghệ mới, phổ cập tiếng Anh cho cán bộ quản lý, cán bộ khoa học ở Tổng cục và các Sở Địa chính, nâng cao trình độ quản lý đất đai cho các cán bộ Địa chính cấp huyện, xã.
- Tranh thủ sử dụng hiệu quả nhất các dự án nước ngoài của ngành cho mục tiêu phát triển nguồn nhân lực để đào tạo cán bộ đầu ngành về quản lý và công nghệ, đặc biệt các chương trình dự án: Chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về đổi mới Hệ thống Địa chính (1997-2000), Dự án viễn thám lập Bản đồ (hợp tác với Pháp), Dự án Đo đạc Bản đồ địa hình đáy biển (hợp tác với NaUy), và mở rộng hợp tác, trao đổi khoa học với các nước.
2.2. Một số vấn đề về tuyển dụng cán bộ hiện nay của ngành Địa chính. Hiện nay thực tế chưa có một văn bản nào nói về cơ chế tuyển dụng cán bộ của ngành, bởi vì thực tế phát sinh mỗi năm một khác do đó không thể đưa ra một cơ chế chính xác được. Mà phải tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc hàng năm và yêu cầu của từng đơn vị trong Tổng cục cũng như các Sở, các Huyện có nhu cầu tuyển dụng để ký hợp đồng tuyển dụng với các lao động có nhu cầu làm việc.