D n+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+
R : tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai.
2.3.4. So sánh giữa hoạt động định giá doanh nghiệp ở nước ta và trên thế giớ
giới
Ở các nước trên thế giới, việc mua bán doanh nghiệp diễn ra dưới hai hình thức: Công ty A sáp nhập với công ty B (merger) hay A nắm quyền sở hữu hoặc kiểm soát trong B (acquisition). Về bản chất, định giá là phương tiện, còn mua bán mới là mục đích.
Để định giá công ty đối tượng, người ta có năm cách làm như sau:
• Một là định giá theo giá trị sổ sách (book value), tức là lấy tổng số tài sản có trừ đi tổng số tài sản nợ; số dư ra được coi là giá trị bán được.
• Hai là, giá trị xé lẻ (break-up value); ấy là số tiền có thể thu được khi tách các xưởng hay các bộ phận khác nhau của một công ty lớn bị mua ra từng mảnh để bán đi.
• Ba là, theo giá trị kinh tế (economic value) tức là tính dòng tiền (cash flow) mà công ty đối tượng được trông đợi có thể đem lại cho người mua trong những thời gian kinh doanh nào đó trong tương lai.
• Bốn là, giá trị thanh lý (liquidation value) tức là số tiền mà công ty có thể mang lại nếu bán đi các tài sản coi như không còn sử dụng được nữa. • Năm là, giá thị trường (market value) tức là giá trị được nhìn nhận ở thị
trường chứng khoán.
Nếu không có sự mua bán mà vẫn tiến hành hoạt động định giá thì đó là giá mang tính chủ quan, nó không có ý nghĩa trên thị trường vì không có sự công nhận.
Nếu đem so sánh với tình hình hoạt động định giá doanh nghiệp ở Việt Nam, chúng ta sẽ thấy :
Định giá doanh nghiệp ở Việt Nam diễn ra ở các công ty có vốn nước ngoài hay doanh nghiệp tư nhân khi họ chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi và ở doanh nghiệp nhà nước trong cổ phần hóa.
Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, việc mua bán diễn ra chủ yếu là chuyển đổi từ công ty liên doanh sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Các sự chia tách khác mà luật dự liệu và cho các mục đích như ở trên hầu như không có.
Trong khu vực tư nhân các hình thức mua bán nói trên cũng hầu như không có, chỉ là chuyển đổi từ hình thức trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần, vốn không phải là sự mua bán. Việc sáp nhập ở khu vực này ít xảy ra vì các công ty tư nhân còn ở trong tình trạng gia đình hoặc vốn không đủ lớn; không đủ tiềm lực để thôn tính các công ty khác. Mặt khác, vì chúng ta chưa có đội ngũ giám đốc điều hành hay nhà quản lý được thuê để quản lý một doanh nghiệp được mua về như vậy.
Như vậy, ở nước ta hiện nay, hoạt động định giá doanh nghiệp đang diễn ra mạnh nhất ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.