Thành lập các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong xử lý tài chính

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 30)

D n+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+

R : tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai.

2.3.1.3. Thành lập các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong xử lý tài chính

Tại Nghị định 187/NĐ-CP và Thông tư 126/TT-BTC có quy định rõ về việc xử lý tài chính đối với doanh nghiệp được định giá. Một số loại tài sản, nợ, vốn sẽ được loại khỏi giá trị doanh nghiệp nếu không có sự đóng góp vào việc tạo nên giá trị.

Cụ thể, nghị định 187/NĐ-CP có ghi rõ những khoản không tính vào giá trị doanh nghiệp:

• Tài sản do doanh nghiệp thuê mượn, nhận vốn góp liên doanh,liên kết và những tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp

• Những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý

• Những tài sản thuộc công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các công trình phúc lợi có nguồn gốc từ Quỹ khen thưởng

• Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi

• Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã bị đình hoãn trước thời điểm xác định giá trị

• Một số khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác

Việc loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp các khoản công nợ khó đòi, các loại tài sản không thể tiếp tục sử dụng, các tài sản không có liên quan; xử lý dứt điểm các tồn tại tài chính trước định giá và cổ phần hóa,… đã làm cho giá trị doanh nghiệp được đánh giá một cách trung thực và chuẩn xác hơn.

Mặt khác, đến thời điểm quyết định giá trị doanh nghiệp, còn tài sản chưa xử lý, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, chuyển giao cho công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng để xử lý theo quy định hiện hành. Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp không bán lại tài sản này cho doanh nghiệp. Phần vốn góp liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài hoặc trong nước được giao cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý.

SCIC có định hướng trở thành một tập đoàn đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước không chỉ ở trong nước mà hướng ra cả thị trường quốc tế. Tổ chức này có trách nhiệm tham gia vào quá trình CPH tại các ngân hàng, tập đoàn kinh tế của Nhà nước, tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp để tìm cách đưa các doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, tìm kiếm cơ hội đầu tư; đồng thời cũng đóng vai trò nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ. Định hướng chiến lược trên hứa hẹn nơi giữ vốn an toàn và sinh lời cho phần vốn Nhà nước.

Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý của doanh nghiệp, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và đổi mới DNNN. Công ty này sẽ mua các khoản nợ phải thu quá hạn và các tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, sau đó xử lý các tài sản và nợ đó (kể cả tài sản & nợ bị loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp); tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được trao quyền tự định đoạt khoản nợ phải thu của mình.

Việc thành lập hai tổ chức trên đã góp phần giảm bớt những vướng mắc và băn khoăn của doanh nghiệp cũng như những người làm định giá trước cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w