b. Một số phương pháp thường sử dụng trong giáo dục kỹ năng sống
5.1. Qui trình tổ chức hoạt động và cấu trúc bài soạn về giáo dục kỹ năng sống
sống
Mục tiêu của hoạt động (gợi ý chung)
- Học sinh hiểu được bản chất và ý nghĩa của kỹ năng này đối với cuộc sống và công việc của chính chúng.
- Học sinh thấy hứng thú khi tham gia và quá trình học tập và có thái độ tích cực trong lĩnh hội, rèn luyện cũng như vận dụng vào cuộc sống.
- Học sinh thực hành và trải nghiệm được với kỹ năng (theo chủ đề) và các kỹ năng liên quan.
(Xem chi tiết trong bài mẫu)
Ý nghĩa của kỹ năng sống đối với cuộc sống cá nhân và xã hội
Trong phần này, cần chỉ rõ ý nghĩa của kỹ năng đối với cá nhân. Thí dụ: kỹ năng lắng nghe tốt sẽ giúp bạn hiểu hơn về người khác và về chính mình, nó là cơ sở để bạn hình thành khả năng đồng cảm và chia sẻ và nó làm cho bạn trở nên thú vị hơn đối với mọi người. Bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi bạn biết lắng nghe… (người soạn nên viết phần này đầy đủ nhưng súc tích).
Tài liệu và phương tiện hoạt động
Người soạn hãy liệt kê đầy đủ tất cả những thứ cần cho hoạt động, thí dụ như: giấy A0, bút màu, thẻ, kê bàn ghế, tài liệu cho các hoạt động…
Hướng dẫn tổ chức hoạt động
Mọi hoạt động được tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu đề ra:
Hoạt động 1: khám phá kỹ năng sống (kỹ năng cụ thể cần hình thành) là gì? - Bước 1: khai thác kinh nghiệm của người học để xử lý vấn đề đặt ra thông
qua hoạt động nhóm.
- Bước 2: phản hồi, chia sẻ những cách xử lý theo thói quen, kinh nghiệm cũ của các nhóm trong phạm vi lớp/ nhóm lớn.
Hoạt động 2: trang bị cho người học cách thức hình thành kỹ năng sống đó Giới thiệu qui trình, các bước hoặc kỹ thuật hình thành kỹ năng bằng các phương pháp như thuyết trình, hoạt động nhóm, trò chơi…
Hoạt động 3: trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng sống đó
Đưa ra các tình huống hoặc cơ hội thực tế để người học vận dụng kỹ năng sống đã tiếp thu ở hoạt động 2 vào xử lý các tình huống mới.
Mỗi hoạt động lại được cấu trúc theo lôgic sau: - Mục tiêu của hoạt động
- Cách tiến hành hoạt động - Kết luận rút ra sau hoạt động
Tổng kết
Phần tổng kết cũng được gợi ý để cho người tham gia tự rút ra những thu hoạch về nhận thức và kỹ năng sống của cả chủ đề, sau đó người dạy mới bổ sung cho đầy đủ.