KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn giá trị kỹ năng sống (2) (Trang 35 - 37)

1.Mục tiêu

Kiến thức: Người học biết tự nhận thức là một kỹ năng sống quan trọng giúp mỗi người hiểu rõ hơn về bản thân: biết mình là ai, mình có những điểm chung và những điểm riêng nào so với người khác; mình có điểm gì mạnh, điểm gì cần hoàn thiện trong phẩm chất nhân cách và năng lực, kể cả ngoại hình.

Thái độ: Người học chủ động rèn luyện kỹ năng tự nhận thức và có thái độ tự tin với những gì đã có, thấy được những gì cần cố gắng, trên cơ sở biết mình muốn gì và không thích gì để kiên định và ra quyết định phù hợp.

Về kỹ năng sống: Thực hành, trải nghiệm kỹ năng tự nhận thức, tự đánh giá, tự xác định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trình bày ý kiến/suy nghĩ/ý tưởng của mình; kỹ năng hợp tác.

2. Ý nghĩa

Tự nhận thức là sự ý thức rõ ràng về nhân cách, điểm mạnh, điểm yếu, tư duy, niềm tin, động lực và cảm xúc của chính mình. Tự nhận thức cũng cho phép ta hiểu về người khác, cách họ cảm nhận về mình cũng như thái độ và phản hồi của mình. Sự tự nhận thức là cơ sở - nền tảng - hỗ trợ tất cả các năng lực tư duy. Tự nhận thức phải phát triển đầu tiên, bởi nếu không hiểu bản thân và cảm xúc của mình, làm sao chúng ta có thể biết và hiểu người khác cảm xúc như thế nào?

Sự tự nhận thức giúp chúng ta biết được cái gì thúc đẩy mình, cản trở mình và mình say mê cái gì, mình không thích cái gì. Sự tự nhận thức hướng chúng ta đến những công việc yêu thích, khiến chúng ta làm việc vui vẻ, hiệu quả. Nó cũng dẫn đến cuộc sống chân thật hơn cũng như làm cho chúng ta hài lòng hơn.

Càng hiểu rõ bản thân, chúng ta càng có thể kiểm soát và lựa chọn hành vi muốn biểu hiện. Sự tự nhận thức giúp chúng ta hiểu mình đang ở đâu, muốn đi đâu để sẵn sàng thay đổi nhằm đến được nơi cần đến. Không có sự tự nhận thức, các cảm xúc có thể che mắt chúng ta, khiến ta trở thành người mà mình

không muốn. Nếu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của mình, chúng ta có thể lựa chọn cách hành động hoặc phản ứng trong một tình huống nào đó hoặc với một người nào đó. Sự lựa chọn này trở thành sức mạnh, một sức mạnh nội tại không ai có thể lấy đi.

Một phần quan trọng khác của quá trình tự nhận thức là bạn cần hiểu rõ về trí óc và cơ thể mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi người cũng như phương pháp vận hành của chúng. Suy nghĩ tích cực sẽ tạo ra cảm nhận tích cực, cảm nhận tích cực sẽ tạo ra hành động tích cực và hành động tích cực sẽ tạo ra kết quả tích cực. Nếu quy trình này tiếp diễn liên tục sẽ tạo nên một thói quen tốt giúp bạn thành công.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn giá trị kỹ năng sống (2) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w