C. KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS
Câu chuyện 5 người bạn
Minh, Trung, Hưng, Linh và Tuấn là năm người bạn cùng lớn lên ở một làng quê và cùng học ở một trường. Họ cũng khá thân thiết với nhau và thường hay đi chơi với nhau và cùng tham gia đội đá bóng. Trong một lần đá bóng, Hưng có lời qua tiếng lại với đội bóng làng bên. Về nhà Hưng vẫn còn ấm ức và tối hôm ấy Hưng đến nhà Linh nói về cảm xúc của mình và rủ Linh cùng đi sang làng bên cạnh để giúp “trả đũa” hội con trai trong đội bóng làng bên.
Khi Linh nghe Hưng kể và đề nghị như vậy, Linh cũng thấy tức khí thay và đồng tình cùng đi “trả đũa”. Để lực lượng hùng hậu hơn, Hưng và Linh đến rủ Minh. Sau khi nghe Hưng nói, Minh cảm thấy hơi choáng và giải thích rằng cậu không muốn đi. Hưng nổi cáu và quát: “nếu cậu không đi cùng thì tình bạn giữa chúng ta sẽ chấm hết”. Minh vừa sợ mất một người bạn, vừa sợ bị hận thù, vừa sợ đánh nhau, song cuối cùng Minh vẫn đồng ý đi.
Sau đó ba người lại đến nhà Trung rủ cậu đi cùng để có đội ngũ hùng mạnh hơn nữa. Khi Hưng yêu cầu Trung cùng đi thì Trung trả lời cương quyết: các cậu đi mà giải quyết, tôi không tham gia vụ này được và quay vào nhà. Hưng tức quá và hét to: mày nhớ đấy, đừng trách chúng tao. Và cả nhóm kéo đến nhà Tuấn. Khi nghe Hưng trình bày và sự thêm nếm của các bạn kia, Tuấn đã lắng nghe một cách kiên nhẫn câu chuyện và cảm xúc của họ. Tuấn đặt ra những câu hỏi về sự việc và nói rằng: liệu chúng ta có cách nào giải quyết tốt hơn không. Và Tuấn nói tiếp: đánh nhau chỉ làm cho tình thế trở nên tồi tệ hơn; sao không gặp để nói chuyện với nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề? Tôi cảm thấy thực sự buồn nếu sự việc xảy ra như thế. Sau đó Tuấn còn hỏi Hưng vì sao cậu ta lại suy nghĩ và đề nghị một việc như vậy? Tuấn nói tiếp: tôi đề nghị phương án “gặp nhau nói chuyện”, nếu các cậu không nghe thì tôi không thể theo các cậu được. Nghĩ một lúc, nhưng nhóm 4 bạn vẫn không thay đổi ý định đi đánh nhau với con trai làng bên.
Tuấn đành lòng phải nói với Hưng rằng: Rất tiếc, dù không muốn làm mếch lòng cậu, nhưng mình buộc lòng phải từ chối lời đề nghị của cậu.
PHẦN 3:
TRÒ CHƠI
NỘI DUNG 6
MỘT SỐ TRÒ CHƠI TẬP THỂ SỬ DỤNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG
Hoạt động:
Đọc nội dung của các trò chơi và trả lời hai câu hỏi sau:
+ Trò chơi này có thể sử dụng cho những mục đích giáo dục nào? Giá trị nào? Kỹ năng nào?
+ Có thể tạo thêm những phiên bản nào từ các trò chơi này?