Chính sách lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long" (Trang 58 - 60)

I. Tổng quan về NHTM

2. Giải pháp tăng cường huy động vốn T&D hạn tại NHNo&PTNT Thăng Long

2.2. Chính sách lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp

Ngày nay, trong khung cảnh tự do hoá lãi suất ở Việt Nam, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là cạnh tranh về giá ( thông qua lãi suất)

đang diễn ra quyết liệt. Hầu hết các NHTM đều coi lãi suất là một trong những công cụ có hiệu quả nhất trong hoạt động huy động vốn vì đa số khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng, đặc biệt là với thời hạn dài thì điều đầu tiên mà họ quan tâm là lãi suất áp dụng là bao nhiêu. Xác định lãi suất cho phù hợp là một vấn đề rất khó khăn vì lãi suất cho vay, lãi suất huy động có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Đối với ngân hàng thì lãi suất huy động là chi phí chủ yếu, các ngân hàng luôn mong muốn thu hút được vốn với chi phí rẻ nên luôn cố gắng để lãi suất ở mức tối thiểu có thể. Còn với khách hàng thì ngược lại họ mong muốn lãi suất càng cao càng tốt. Do đó ngân hàng cần thực hiện một chính sách lãi suất hợp lý để dung hoà được lợi ích của người gửi tiền và ngân hàng.

Việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận tạo điều kiện cho lãi suất phản ảnh đúng bản chất của nó trong quan hệ cung cầu của nền kinh tế. Thực tế là trong thời gian qua lãi suất huy động tiền đồng được đẩy lên cao với hình thức huy động phong phú, hấp dẫn khách hàng. Cũng nhờ tăng lãi suất mà nguồn tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn huy động. Đây chính là sự dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn mà bấy lâu nay dù muốn nhưng các ngân hàng thương mại vẫn không làm được. Việc tăng nhanh nguồn vốn huy động còn giúp cho các ngân hàng thương mại có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, các địa phương vay…Tăng lãi suất sẽ tăng nguồn vốn huy động cho các tổ chức tín dụng nhưng đồng thời nó cũng tác động ngược lại theo hướng thu hẹp lợi nhuận hoặc thu hẹp thị phần tín dụng.

Tuy nhiên, hiện nay ngân hàng vẫn thực hiện quản trị lãi suất theo phương pháp lãi suất cố định, thang lãi suất được lập sẵn, lãi suất quy định cho toàn hệ thống ngân hàng (do hội sở chính chỉ thị cho các giám đốc chi nhánh ngân hàng). Chính sách lãi suất của ngân hàng chậm thay đổi, chưa phản ánh kịp thời lãi suất thị trường, trong khi đó lãi suất là một loại giá cả có

thể thay đổi từng ngày, từng giờ. Do đó, để thực hiện tự do lãi suất, ngân hàng cần quan tâm tới các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất

Đó là:

- Lãi suất thị trường: lãi suất của ngân hàng đưa ra nếu quá xa vời với mặt bằng của lãi suất thị trường, thì sẽ không huy động được tiền gửi (nếu lãi suất quá thấp) hoặc sẽ không cho vay (được nếu lãi suất quá cao). Và lãi suất thị trường phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc

- Chi phí hoạt động của ngân hàng: Lãi suất cho vay phải bù đắp được chi phí và có lãi

- Môi trường kinh tế và triển vọng phát triển: một nền kinh tế có triển vọng phát triển cao sẽ làm tăng cầu về vốn dẫn đến lãi suất tăng và ngược lại.

Trong cơ chế tự do hoá lãi suất thì lãi suất do cung cầu vốn tiền tệ quyết định, nhưng lãi suất này lại chịu tác động của những nhân tố trên, do vậy ngân hàng nên nghiên cứu những nhân tố tác động để có chính sách lãi suất thích hợp. Một chính sách lãi suất tốt là chính sách hướng đến các giải pháp làm hạ thấp được chi phí đầu vào để từ đó giảm được chi phí đầu ra, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long" (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w