Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trung, dài hạn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long" (Trang 56 - 58)

I. Tổng quan về NHTM

2.1.Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trung, dài hạn

2. Giải pháp tăng cường huy động vốn T&D hạn tại NHNo&PTNT Thăng Long

2.1.Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trung, dài hạn

Từng ngân hàng không thể hoàn toàn kiểm soát được lượng tiền của mình, nhưng không vì thế mà ngân hàng không tác động được đến số tiền gửi mà ngân hàng đang giữ. Do tiền gửi và các nguồn vốn khác có vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh lời của ngân hàng nên đa số các ngân hàng đều có xu hướng cạnh tranh ráo riết để thu hút lượng tiền gửi trong dân cư. Đặc biệt trong thời điểm các NHTM Việt Nam đang sử dụng mọi chiến lược thu hút khách hàng thì giải pháp hữu hiệu nhất là phải đa dạng hoá các hình thức huy động, phát triển thêm nhiều hình thức huy động mới bên cạnh những hình thức truyền thống. Cụ thể như sau:

Đối với tiền gửi tiết kiệm dân cư: bên cạnh các hình thức huy động tiền gửi mà Ngân hàng đang áp dụng là tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang. Chi nhánh có thể áp dụng hình thức huy động như: tiền gửi tiết kiệm gửi góp,

tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm học đường, tiết kiệm du học, tiền gửi tiết kiệm có thưởng, tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ đảm bảo theo giá trị vàng, tiền gửi tiết kiệm bằng vàng… Những hình thức mới này thích hợp với từng nhu cầu của mỗi khách hàng tuỳ theo mục đích của họ khi gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên, đây vẫn là những hình thức mới, để áp dụng cụ thể vào hoạt động huy động vốn thì đòi hỏi Ngân hàng phải có sự nghiên cứu chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như học tập kinh nghiệm từ những ngân hàng đã từng áp dụng hình thức này.

Xét theo góc độ lợi ích khách hàng, các ngân hàng cần phải đối xử với khách hàng tiền gửi giống như với khách hàng đi vay, nghĩa là theo cơ chế thoả thuận. Chẳng hạn các qui định có tính khuôn khổ của hình thức tiết kiệm kỳ hạn: gởi một lần, trả gốc lãi một lần, được rút trước hạn nhưng không được rút từng phần, các kỳ hạn được qui định cứng nhắc... có thể chỉ phù hợp với một số khách hàng, song chắc chắn không phù hợp với những khách hàng khác vốn đa dạng về nguồn thu nhập, chi tiêu và mong muốn.. Về lâu dài, các ngân hàng phải đạt được mục tiêu: bất kỳ cá nhân tổ chức nào có nguồn tiền chưa sử dụng, đều có thể tìm kiếm ở ngân hàng một loại hình huy động nào đó phù hợp với mong muốn của họ. Riêng đối với hình thức huy động tiết kiệm kỳ hạn truyền thống, cần có những sửa đổi theo hướng linh hoạt: cho phép khách hàng rút tiền trước hạn từng phần, trả lãi định kỳ với những món gởi lớn, khách hàng được quyền lựa chọn kỳ hạn bất kỳ trong giới hạn kỳ hạn tối đa của ngân hàng .v.v.

Đối với giấy tờ có giá: Để đảm bảo tính hấp dẫn của trái phiếu, lãi suất của trái phiếu có thể gồm hai phần: (i) lãi suất cơ bản được tính theo lãi suất tiền gửi dài hạn của Ngân hàng thương mại, (ii) lãi suất thưởng được trả thêm tuỳ theo tỷ suất lợi nhuận hàng năm của ngân hàng. Ngoài ra, để tăng khả năng thanh khoản của trái phiếu thì trái phiếu nên được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Ngoài những ưu đãi về lãi suất, Ngân hàng cần nghiên cứu phát hành các loại trái phiếu khác như:

Trái phiếu có lãi suất thả nổi: là trái phiếu có lãi suất thả nổi theo thị trường hoặc được điều chỉnh bởi ngân hàng. Ngân hàng có thể phát hành loại trái phiếu thả nổi trong điều kiện có mức lạm phát khá cao và lãi suất thị trường không ổn định, ngân hàng có thể khai thác tính ưu việt của loại trái phiếu này. Do các biến động của lạm phát kéo theo sự giao động của lãi suất thực, các nhà đầu tư mong muốn được hưởng một lãi suất thoả đáng khi so sánh với tình hình thị trường. Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức trái phiếu này thì ngân hàng cũng gặp một số khó khăn trong việc lập kế hoạch tài chính, xác định chi phí lãi vay của trái phiếu, quản lý trái phiếu đòi hỏi tốn nhiều thời gian do ngân hàng phải thông báo các lần điều chỉnh lãi suất.

Trái phiếu tham dự chia lợi nhuận: Khi mua trái phiếu, ngoài mức lãi suất tối thiểu được nhận, ngân hàng cho phép người mua có thể tham gia phân phối lợi nhuận của ngân hàng sau khi đã trừ đi các chi phí và trích lập quỹ theo quy định. Với ngân hàng, trong trường hợp không đạt được lợi nhuận như mong muốn thì chỉ phải trả mức lãi tối thiểu và mức lãi này là nhỏ hơn với lãi trả cho trái phiếu thông thường. Với khách hàng, khi mua trái phiếu họ sẽ cảm thấy mình thu được mức lợi nhuận cao hơn vì được quyền tham gia chia lợi nhuận cùng ngân hàng. Loại trái phiếu này có đặc điểm giống cổ phiếu song ngân hàng sẽ không phải chịu sự kiểm soát của khách hàng.

Với hình thức huy động vốn T&D hạn thông qua uỷ thác đầu tư, chi nhánh cần phải quan tâm tìm hiểu tiếp cận những dự án lớn như ODA, WB, ADB…rồi từ đó có kế hoạch khai thác một cách hiệu quả nhất nguồn vốn này. Trong điều kiện hiện nay, khi mà các dự án đầu tư cũng như tài trợ vào Việt Nam càng nhiều thì việc tiếp cận và khai thác nguồn vốn theo phương thức này là không khó và chi nhánh cần phải biết tận dụng hợp lý vì đây là nguồn vốn T&D hạn ổn định với chi phí thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long" (Trang 56 - 58)