Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long" (Trang 29 - 31)

I. Tổng quan về NHTM

1.2.1.Hoạt động huy động vốn

1. Tổng quan về NHNo&PTNT Thăng long

1.2.1.Hoạt động huy động vốn

Là một chi nhánh có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho hệ thống NHNo&PTNT VN, trong năm trở lại đây, NHNo Thăng Long đã đạt được một số những kết quả nhất định trong hoạt động huy động vốn.

Bảng 1: Cơ cấu nguồn huy động theo tính chất nguồn huy động (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 So 05/04 +/- % TG Kho bạc nhà nước 110,989 76,069 -34,920 -31.5 TG Tổ chức tín dụng 1,758,282 1,201,789 -556,493 -31.6 TG Tổ chức kinh tế 4,070,355 3,878,791 -191,564 -4.7 TG Dân cư 816,613 756,159 -60,454 -7.4 Tiền vay 1,250,000 900,000 -350,000 -28.0

Tiết kiệm bậc thang 186,840 435,868 249,028 133.3 Chứng chỉ tiền gửi 60,169 122,949 62,780 104.3

Kỳ phiếu 22,053 556 -21,497 -97.5

Trái phiếu 0 78,864 78,864

Tổng nguồn huy động 8,253,248 7,451,045 -802,203 -9.7

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004,2005)

Tổng nguồn vốn huy động năm 2005 đạt 7,451,045 trđ, giảm so với năm trước là 802,203 trđ, với tốc độ giảm 9.7%. nguyên nhân gây ra sự sụt giảm này là do tất cả các loại tiền gửi kho bạc nhà nước (KBNN), tổ chức tín dụng (TCTD), tổ chức kinh tế (TCKT), dân cư (DC) , tiền vay đều giảm so với năm 2004.

Cụ thể:

+ Tiền gửi KBNN giảm 34,920 trđ, tốc độ giảm 31.5%.

+ Tiền gửi TCTD giảm mạnh nhất, từ 1,758,282 trđ xuống còn 1,201,789 trđ, giảm 556,493 trđ, tốc độ giảm 31.6%. Trong tổng lượng giảm của tổng nguồn thì sự sụt giảm của tiền gửi TCTD chiếm 74.68%.

+ Tiền gửi TCKT giảm 91,564 trđ, tốc độ giảm 4.7%. Tiền gửi DC giảm 60,454 trđ, tốc độ giảm 7.4%.

+ Sự sụt giảm 350,000 trđ với tốc độ giảm 28% của Tiền vay cũng là nguyên nhân đáng kể gây ra sự sụt giảm của tổn nguồn. Sự sụt giảm này chiếm tới 43,63% sự sụt giảm của tổng nguồn.

Trong năm 2005 đánh dấu sự đột phá của ngân hàng trong việc huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu. Tuy số lượng không lớn là 78,864 trđ, chiếm tỷ trọng 1.05% tổng nguồn, chiếm 3.7% tổng nguồn vốn dài hạn nhưng nó đã mở ra một cơ hội, một tiềm năng rất lớn trong tương lai gần giúp ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn dài hạn ổn định với chi phí rẻ.

Tiết kiệm bậc thang tăng 249,028 trđ với tốc độ tăng 133.3%. Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ sự quản lý nhanh nhạy của ngân hàng trước sự giảm sút của các nguồn tiền gửi đã được bù đắp bằng nguồn huy động tiét kiệm khác thay thế. Tuy nhiên kỳ phiếu lại có sự sụt giảm nhanh chóng, năm 2005 giảm 21,497 trđ, tốc độ giảm 97.5% so với năm 2004.

+ Trong cơ cấu tổng nguồn ta có thể thấy tỷ trọng huy động vốn từ tổ chức kinh tế là lớn nhất. Năm 2004 tỷ trọng này là 49.325%, năm 2005 là 52.18%. Nguồn tiền huy động từ dân cư (bao gồm cả tiết kiệm, CCTG, TP…) năm 2004 là 1,085,675 trđ, năm 2005 là 1,949,840. Nguồn này tuy đã tăng nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vẫn còn thấp so với tiềm năng, cụ thể năm 2004 chiếm 13.15%, năm 2005 chiếm 26.17% trong tổng nguồn. Đây cũng là một thực tế của các Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt khi mà người dân chưa thực sự tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng để gia tăng vốn cho họ.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long" (Trang 29 - 31)