Thực trạng huy động vốn trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Thăng Long

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long" (Trang 36)

I. Tổng quan về NHTM

2.Thực trạng huy động vốn trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Thăng Long

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng dần vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, điều này tạo ra cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế trong nước, đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức cần phải vượt qua. Hội nhập quốc tế là động lực thúc đẩy cải cách, buộc các ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, đồng thời phải tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở nâng cao trình độ quản trị điều hành và phát triển dịch vụ.

2. Thực trạng huy động vốn trung và dài hạn tại NHNo&PTNTThăng Long Thăng Long

2.1. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốntrung và dài hạn của Ngân hàng. trung và dài hạn của Ngân hàng.

Trong giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư thông qua kênh trung gian tài chính (hệ thống ngân hàng) vào nền kinh tế chiếm trung bình từ 20-22% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Bình quân tăng trưởng huy động vốn (và dư nợ cho vay nền kinh tế) giai đoạn 2001-2005 đạt mức khá cao, từ 20-25% hàng năm. Cùng với nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước, khu vực dân cư và tư nhân, ODA, FDI và kiều hối, nguồn vốn qua kênh NHTM thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho tín dụng đầu tư phát triển nền kinh tế. Trong định hướng phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010 đã xác định toàn Ngành cần duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn, tín dụng từ 22- 25%/năm để góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Như vậy, chỉ tiêu này tiếp tục cao hơn tốc độ tăng vốn đầu tư toàn xã hội (dự kiến 12-13%). Đây được xem là mức phấn đấu khá cao đối với hệ thống ngân hàng trong điều kiện huy động vốn ngày càng gặp nhiều khó khăn, tập trung vào 4 vấn đề:

Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế dù được duy trì ở mức cao trong

kiệm và tích luỹ trong dân cư tuy đã tăng nhưng còn ở mức khiêm tốn và dân cư vẫn chưa thực sự tin tưởng khi gửi tiết kiệm và sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Bên cạnh đó, quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ bé, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng; nhu cầu đầu tư cao trong khi khả năng tự tích luỹ, tài trợ thấp.

Hai là, yếu tố giá cả tăng mạnh trong 2 năm gần đây gây ra tâm lý e ngại

gửi tiền VND dài hạn vào hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc người dân chuyển sang đầu tư vào bất động sản, hoặc tích trữ dưới dạng USD và vàng.

Ba là, xu hướng tăng lãi suất USD tại Mỹ đã làm gia tăng tình trạng đô la

hoá trong nền kinh tế, gây sức ép rất lớn lên lãi suất đối với Đồng Việt Nam và gây nhiều khó khăn cho công tác huy động vốn.

Bốn là, mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng cao, việc huy

động vốn của các NHTM phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốn khác như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư bất động sản, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính.

Trước sự khan hiếm nguồn vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, các Ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất gây ra một cuộc chạy đua về lãi suất giữa các Ngân hàng. Đứng trước thực trạng đó, trong năm 2005, Ngân hàng Nhà nước ba lần tăng một số lãi suất chủ đạo là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, hai lần tăng lãi suất cơ bản đồng Việt Nam .

Trong năm 2005, lãi suất huy động VND tăng 0,6-1,2%/năm, lãi suất cho vay VND tăng 0,6%/năm, lãi suất huy động bằng USD tăng 1,2- 2,5%/năm và lãi suất cho vay bằng USD tăng 0,7-1,5%/năm so với cuối năm 2004.

Đối với người gửi tiền, đó là ảnh hưởng tích cực và nguồn vốn thu hút vào ngân hàng tăng lên, khuyến khích hạn chế việc tiêu dùng trong ngắn hạn để hưởng lợi từ tiết kiệm chi tiêu.

Đối với nhà đầu tư là các doanh nghiệp, đương nhiên chi phí trả lãi cao hơn, buộc họ phải cân nhắc nên vay vốn đầu tư hay không, vào những dự án

nào để có thể hoàn trả nợ với mức lãi suất mới. Như vậy, sẽ loại bỏ bớt những dự án ít hiệu quả và bắt buộc phải có sự chọn lọc.

Đối với những người đã đầu tư và đã vay vốn, chi phí kinh doanh tăng và lợi nhuận giảm bớt và họ buộc phải tiết giảm các chi phí khác để có thể tồn tại và cạnh tranh tốt trên thị trường.

Trong những khó khăn chung của ngành Ngân hàng, với những nỗ lực không ngừng của Ban giám đốc cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh, trong công tác huy động vốn NHNo&PTNT Thăng Long đã đạt được một số những thành tựu đáng khích lệ.

2.2. Tình hình huy động vốn trung và dài hạn (T&D hạn) tại Ngân hàng.Bảng 3: Cơ cấu tổng nguồn vốn theo thời gian Bảng 3: Cơ cấu tổng nguồn vốn theo thời gian

(Đơn vị: trđ) Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 04/03 05/04 +/- % +/- % Tổng nguồn 6,998,097 8,253,248 7,451,045 1,255,151 17.9 -802,203 -9.7 Nguồn ngắn hạn 4,901,920 5,612,334 5,316,156 710,414 14.5 -296,178 -5.3 Nguồn T&D hạn 2,096,177 2,640,914 2,134,889 544,737 26.0 -506,025 -19.2

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003,2004,2005)

Nguồn vốn T&D hạn qua các năm chiếm tỷ trọng lần lượt là 29.95%, 32% và 28,65% trong tổng nguồn. Tỷ lệ này tương đối thấp so với mặt bằng chung của các ngân hàng. Điều đó cho thấy những khó khăn trong công tác huy động vốn T&D hạn của ngân hàng.

Năm 2004, nguồn vốn T&D hạn tăng 544,737 trđ và tốc độ tăng 26% so với năm 2003. Tuy nhiên, đến năm 2005 nguồn này đã giảm 506,025 trđ, với tốc độ giảm 19.2%. Trong sự sụt giảm của tổng nguồn năm 2005 thì sự giảm xuống của nguồn T&D hạn chiếm tỷ trọng 63.08%. Điều này gây ra sự không lợp lý trong cân đối nguồn vốn, ảnh hưởng đến công tác cho vay các dự án trung và dài hạn.

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực kinh tế ngân hàng hiện nay chính là công tác huy động nguồn. Bước vào năm 2005 hoạt động nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục gặp khó khăn trong điều kiện cạnh tranh ngày một căng thẳng không chỉ giữa các tổ chức tín dụng với nhau mà với cả một số đơn vị kinh tế khác. Trong điều kiện đời sống dân cư còn nhiều khó khăn như hiện nay việc cùng lúc có nhiều đơn vị tham gia huy động vốn như Kho bạc Nhà nước phát hành tín phiếu và công trái quốc gia, bưu điện với dịch vụ tiết kiệm, các công ty bảo hiểm, DNNN thực hiện cổ phần hóa và các đơn vị tự khai thác nguồn lực để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất... đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả huy động nguồn vốn của hệ thống ngân hàng và NHNo&PTNT Thăng Long cũng không nằm ngoài khó khăn chung đó. Bên cạnh đó chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất được triển khai thực hiện ở tất cả các địa phương trong tỉnh đã thu hút một số lượng vốn lớn đầu tư cho lĩnh vực này. Trong điều kiện khó khăn như vậy ngân hàng phải rất nỗ lực nhằm khai thác hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn, tập trung nâng cao hoạt động tiếp thị mở rộng thị trường và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.

Trên đây là những nét tổng quát về nguồn vốn T&D hạn của NHNo&PTNT Thăng Long. Để có thể có một cái nhìn cụ thể hơn chúng ta sẽ xem xét từng khoản mục trong tổng nguồn vốn T&D hạn của chi nhánh.

Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn T&D hạn theo tính chất nguồn huy động (Đơn vị: trđ) Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 04/03 05/04 +/- % +/- % TG CKH TCTD 323,266 379,616 0 56,350 17.4 -379,616 -100.0 TG CKH TCKT 10,457 291,738 175,452 281,281 2689.9 -116,286 -39.9 TK CKH DC 562,959 454,256 421,398 -108,703 -19.3 -32,858 -7.2 TK bậc thang 0 186,840 435,868 186,840 249,028 133.3 Kỳ phiếu 25,342 18,295 358 -7,047 -27.8 -17,937 -98.0 Chứng chỉ TG 24,153 60,169 122,949 36,016 149.1 62,780 104.3

Trái phiếu dài hạn 0 0 78,864 0 78,864

Tiền vay TCTD bằng 12th 1,150,00 0 1,250,00 0 900,000 100,000 8.7 -350,000 -28.0 Tổng nguồn T&D hạn 2,096,177 2,640,914 2,134,889 544,737 26.0 -506,025 -19.2

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003,2004,2005)

TG CKH TCTD: tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng (>12th) TG CKH TCKT: tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế (>12th) TK CKH DC : tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư (>12 th)

2.2.1. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng.

TG CKH TCTD nhằm mục đích thanh toán trong dài hạn và tìm kiếm khả năng sinh lời giữa các tổ chức tín dụng, các ngân hàng khác có tài khoản tiền gửi tại NHNo Thăng Long.

Bảng 5: Sự biến động của TG CKH TCTD qua các tháng năm 2005.

(Đơn vị : trđ)

Chỉ tiêu Tháng 2 Tháng 4 Tháng 6 Tháng 8 Tháng 10 Tháng 12 TG CKH

TCTD 406,166 36,427 8,581 8,581 8,581 0

Các số liệu trên đã cho thấy những biến động lớn về tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng tại Chi nhánh qua các tháng của năm 2005. Tháng 2, lượng số dư tiền gửi lớn là 406,166 trđ do sự chuyển tiếp các nguồn tiền gửi chưa đáo hạn của năm 2004 chuyển sang. Do dó có thể nói những tháng đầu năm là thời điểm mà lượng tiền gửi trung hạn của các tổ chức tín dụng là lớn nhất. Lượng tiền gửi này sẽ giảm dần vào những tháng cuối năm khi mà những khoản tiền gửi trước đã đến ngày đáo hạn. Thông thường thì nguồn này sẽ được bổ sung bằng các khoản tiền gửi mới.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy một thực trạng bất cập là số dư nguồn tiền gửi này không hề có sự biến động vào các tháng 6, tháng 8 và tháng 10. Điều đó cho thấy sự khan hiếm các nguồn tiền gửi trung hạn vào các tháng cuối năm, khi mà nhu cầu cho vay của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng là rất lớn. Và khi các khoản tiền gửi này được các tổ chức tín dụng rút hết thì số dư tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng là bằng 0. Đứng trước thực trạng này, khi mà ngân hàng mất đi một lượng tiền gửi trung hạn lớn trong thời điểm nhu cầu về tiền vay rất cao vào các tháng cuối năm đã gây sức ép rất lớn cho ngân hàng trong việc huy động các nguồn khác để bù đắp.

2.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế.

Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một khoảng thời gian xác định, hay do ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh mà các tổ chức kinh tế có thu nhập tạm thời nhàn rỗi. Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu nhập cho người gửi tiền, Ngân hàng đã đưa ra hình thức gửi tiền có kỳ hạn. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu, người gửi đến ngân hàng để rút tiền ra. Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn

được hưởng lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn. Thời gian khách hàng gửi tiền vào càng dài thì lãi suất được hưởng sẽ càng cao.

Bảng 6: Cơ cấu TG CKH TCKT trong tổng nguồn T&D hạn

(Đơn vị : trđ) Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 04/03 05/04 +/- % +/- % TG CKH TCKT 10,457 291,738 175,452 281,281 2689.9 -116,286 -39.9 Tổng nguồn T&D hạn 2,096,177 2,640,914 2,134,889 544,737 26.0 -506,025 -19.2 Tỷ trọng 0.5% 11.1% 8.21% 51.63% 23%

(Nguồn : Báo cáo tình hình huy động vốn qua các năm)

Xét về mặt tỷ trọng nguồn tiền gửi CKH của tổ chức kinh tế đã có sự chuyển biến rõ rệt qua các năm. Đặc biệt là từ năm 2003 sang đến năm 2004, nguồn này đã có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2003, nguồn tiền gửi này chỉ đạt 10,457 trđ, chiếm tỷ trọng 0.5% , nhưng đến năm 2004, chỉ tiêu này là 291,738 trđ, chiếm tỷ trọng 11.1% trong tổng nguồn. Sang đến năm 2005, đứng trước sự cạch tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong huy động vốn nên tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế có sự giảm sút. Ngân hàng huy động được 175,452 trđ, chiếm tỷ trọng 8.21% trong tổng nguồn T&D hạn. Ta có thể thấy được sự tương quan cụ thể giữa các năm qua các chỉ tiêu về mức tăng giảm và tốc độ tăng giảm:

+ Năm 2004, nguồn tiền gửi này đã tăng 281,281 trđ, tốc độ tăng 2689,9% so với năm 2003. Và trong sự tăng lên của tổng nguồn vốn T&D hạn thì nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng 51.63%. Có được kết quả này có thể thấy được thành công trong chiến lược quảng bá thương hiệu của ngân hàng, trở thành người bạn đồng hành của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp đã gửi niềm tin vào ngân hàng để ngân hàng sử dụng số tiền đó mang lại thu nhập cho doanh nghiệp.

+ Sang đến năm 2005, tình hình lạm phát tăng cao ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Lượng tiền gửi này giảm đi 116,286 trđ, tốc độ giảm 39.9%. Trong sự sụt giảm của tổng nguồn T&D hạn thì

nguồn này chiếm 23%. Những số liệu trên đã chứng tỏ vai trò quan trọng của nguồn tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế đối với Ngân hàng. Bên cạnh tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn huy động được của ngân hàng thì nguồn tiền gửi này cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn T&D hạn. Do đó, ngân hàng cần có chiến lược thu hút các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, thuận tiện cho doanh nghiệp.

2.2.3. Tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và Tiết kiệm bậc thang.

Với ý thức coi trọng huy động vốn từ trong dân, nhiều năm qua Ngân hàng NN & NTHT Thăng Long đã không chỉ quan tâm đến việc hình thành một mạng lưới rộng khắp mà còn rất chú ý đến quyền lợi của người gửi tiền tiết kiệm. Bên cạnh việc thường xuyên có chính sách lãi suất phù hợp, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thì việc tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài thông qua hoạt động nghiệp vụ cũng góp phần không nhỏ. Nhờ đó, số lượng tiền gửi ở đây luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng

Bảng 7: Nguồn tiền gửi trung và dài hạn từ dân cư

(Đơn vị: trđ) Chỉ tiêu 31/12/03 31/12/04 31/12/05 04/03 05/04 +/- % +/- % Tổng nguồn T&D hạn 2,096,177 2,640,914 2,134,889 544,737 26.0 -506,025 -19.2 TK CKH DC 562,959 454,256 421,398 -108,703 -19.3 -32,858 -7.2 Tỷ trọng 26.9% 17.2% 19.7% TK bậc thang 0 186,840 435,868 186,840 249,028 133.3 Tỷ trọng - 7.1% 20.4%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003,2004,2005)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn tiền gửi trong dân cư chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn huy động. Nếu cộng cả tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm bậc thang thì chiếm tỷ trọng rất lớn. Cụ thể, năm 2003, nguồn tiền gửi trung

và dài hạn của dân cư là 562,959 trđ, chiếm tỷ trọng 26.9%. Năm 2004, nguồn này là 641,096 trđ, chiếm tỷ trọng 24.3%. Sang đến năm 2005 có sự tăng trưởng mạnh mẽ của Tiết kiệm bậc thang làm cho nguồn huy động T&D hạn từ dân cư tăng lên tới 857,257 trđ, chiếm tỷ trọng 40.1% trong tổng nguồn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long" (Trang 36)