NHỮNG NGUYÊN NHÂN TỒN TẠ

Một phần của tài liệu Chứng khoán Việt Nam (Trang 37 - 38)

Trở lại TTCK, bài toán đặt ra là giải pháp nào cho TTCK thực sự đủ hấp dẫn để thực hiện sứ mệnh số một là huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế đúng địa chỉ, có hiệu quả?

Lý do mà TTCK không hấp dẫn có thể có nhiều trong các quan hệ khách quan khác thuộc tiềm lực và trình độ dân trí của nền kinh tế. Song những lý do nội tại, mang tính chủ quan là rất cần phải nhận dạng và khắc phục. Các lý do chính thuộc nhóm này là:

- Hàng hóa trên TTCK hiện có đang kém về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu và đặc biệt là giá IPO mang tính áp đặt tại thời điểm xuất phát đã bị đẩy lên rất cao so với giá trị thị trường của hầu hết hàng hóa.

- Về cơ cấu, các “ông” chủ của TTCK Việt Nam đã vô hình chung lái nhà đầu tư hướng nhiều sự quan tâm về việc phát hành và buôn bán chứng khoán vốn(cổ phiếu) hơn là sự quan tâm đến chứng khoán nợ(trái phiếu…) – một công cụ tài chính hữu hiệu nhất trong việc nối TTCK với thị trường tiền tệ, tín dụng trong vai trò “chạy tiếp sức” và làm tăng tính thanh khoản cho TTCK.

Tại thời điểm hiện nay, tổng giá trị chứng khoán nợ chỉ chiếm 16% tổng giá trị hàng hóa giao dịch trên TTCK. Thậm chí TTCK đã có 8 năm tuổi mà hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam không có một đồng nào cho hoạt động đầu tư vào chứng khoán nợ đủ tiêu chuẩn để tham gia nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, trong khi đó lại thi nhau kinh doanh cổ phiếu(chứng khoán vốn)

Do đó khi cần nguồn thanh khoản ngắn hạn ngân hàng phải đi vay lại với giá rất cao trong thị trường liên ngân hàng hoặc huy động giá cao trên thị trường tiền gửi.

- Trong lúc TTCK đang hấp dẫn nhà đầu tư, lúc có nhiều cơ hội phát triển của thị trường sơ cấp với hàng hóa chất lượng cao…thì lại bị trì hoãn, kéo giãn, tính toán quá lâu, gây mệt mỏi cho các nhà đầu tư, vừa mất thời cơ cổ phần hóa với giá có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước lớn, vừa làm “lạnh” TTCK đang phát triển mạnh trở lại chưa đầy một năm ( từ tháng 10/2006 – 6/2007)

- Mối liên hệ có tính chất bản chất giữa TTCK và thị trường tiền tệ lẽ ra rất gắng bó theo nguyên lý “chạy tiếp sức”, thì ở Việt Nam lại rất rời rạc, thậm chí có tình trạng “gắn bó ngược” theo kiểu “đi vay tiền ngân hàng thời hạn ngắn để mua cổ phiếu vô thời hạn.

- Trái phiếu chất lượng cao, hỳ hạn dài, lãi suất hấp dẫn của Chính phủ, của các công trình trọng điểm quốc gia biết rõ sẽ có hiệu quả lớn còn chưa có và/hoặc rất hiếm hoi, trong khi ngân sách nhà nước luôn thâm thủng và Nhà nước luôn phải đi vay trung hạn trong nước và cả ở nước ngoài.

- Hầu hết các nhà phát hành cổ phiếu Việt Nam sau khi “IPO một cách chụp giật” đã bỏ mặc các cổ đông. Thay vì trả lợi tức bằng tiền cho nhà đầu tư với tư cách là các cổ đông thì lâu nay lại chỉ trả bằng giấy… “bán giấy lấy tiền” thì cổ đông không thể yên tâm với “ quyền” sở hữu công ty của mình được.

- Các nhà quản lý TTCK cũng chủ yếu chỉ quan tâm đến việc lên xuống của các “sàn”chính thức, ít quan tâm đến TTCK nói chung(cả OTC). Nghĩa là quá quan tâm đến thị

trường thứ cấp chính thức, nơi đang bao gồm những hàng hóa cũ do phát hành một cách chụp giật với giá cao, chất lượng thấp chiếm tỷ lệ áp đảo…

- Thậm chí cho đến khi thị trường rơi vào ảm đạm thì lại ra sức áp dụng đồng loạt các biện pháp hành chính “nhè” đúng vào các điểm nhạy cảm nhất của TTCK là giá cả và niềm tin để “đánh”! Biên đọ giá cao giao dịch bị ép lại, gần như bằng 0. Nghĩa là “trò chơi” không còn và kèm theo những “chiến dịch” hình thức, thậm chí công bố không đúng sự thật thì nhà đầu tư rời sàn là lẽ tự nhiên…

Một phần của tài liệu Chứng khoán Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w