Về phát triển hàng hoá trên thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Chứng khoán Việt Nam (Trang 33 - 34)

II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.Về phát triển hàng hoá trên thị trường chứng khoán

Đến nay, Uỷ ban chứng khoán đã cấp giấy phép đăng ký niêm yết cổ phiếu cho 21 công ty cổ phầnvới tổng giá trị cổ phiếu niêm yết là 1.086 tỷ đồng; cấp phép niêm yết cho Ngân hàng đầu tư và phát triển với tổng giá trị trái phiếu niêm yết là 157 tỷ đồng; Trung tâm giao dich chứng khoán TP.HCM đã phối hợp với bộ tài chính, tổ chức đấu thầu hơn 50 đợt trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của Quĩ hỗ trợ đầu tư và phát triển được hơn 5400 tỷ đồng đưa ra niêm yết trên Trung tâm giao dich chứng khoán . Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng đã cấp giấy phép phát hành cho 5 công ty với tổng giá trị trên 155,4 tỷ đồng .

Công tác tạo hàng hoá cho Thị trường chứng khoán là rất quan trọng, thời kỳ đầu việc triển khai công tác này có nhiều khó khăn, nhưng đến nay số lượng hàng hoá niêm yết trên 6000 tỷ đồng là một gắng rất lớn của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Các công ty niêm yết bước đầu đã thực hiện tốt các qui định về công bố thông tin

trên Thị trường chứng khoán và chú trọng nâng cao chất lượng quản trị công ty. Tuy nhiên, Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực mới, phức tạp nên các Công ty niêm yết cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Các Công ty niêm yết còn thụ động trong việc công bố thông tin liên quan đến hoạt động của công ty. Trong thời gian qua, một số công ty niêm yết đã có những vi phạm về nghĩa vụ công bố thông tin gây mất lòng tin công chúng đầu tư như: chậm nộp và công bố báo cáo tài chính. Nhìn chung, các công ty niêm yết đều hoạt động tốt , tuy nhên có Công ty niêm yết thực hiện đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả, ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính cũng như sự phát triển của công ty ( trường hợp của Bibica ).

Một phần của tài liệu Chứng khoán Việt Nam (Trang 33 - 34)