Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2009.

Một phần của tài liệu Chứng khoán Việt Nam (Trang 30 - 33)

II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

5.Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2009.

Thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2009 đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Những kỷ lục mới, những cột mốc quan trọng đã lần lượt được thiết lập: VN – Index rơi xuống mức đáy 235,5 điểm vào ngày 24/2/2009, HnxIndex lùi về dưới mốc 100 điểm khi lập đáy 78,06 điểm, kỷ lục về khối lượng giao dịch tại HSX được thiết lập vào ngày 10/06/2009 với 101.774.520 CP&CCQ được chuyển nhượng, con số tương ứng tại HNX là 56.522.170 CP, VN – Index cuối kỳ đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ chứng khoán quan trọng trên thế giới khi tăng được 46% so với đầu năm 20097…

Năm 2008 được coi là năm đánh dấu đà sụt giảm nghiêm trọng của các chỉ số chứng khoán trên thị trường, và tiếp theo đà suy giảm đó – thị trường dần lún sâu và vùng đáy trong những tháng đầu năm 2009. Nhưng điểm đáng ghi nhận trong bức tranh thị trường 6 tháng đầu năm đó là sự hồi phục đáng kinh ngạc của thị trường: các chỉ số chứng khoán đã tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian ngắn, giá cổ phiếu hồi phục và tăng “nóng” trở lại, tính thanh khoản trên thị trường đạt đến mức đỉnh trong lịch sử, tâm lý nhà đầu tư trở nên lạc quan và phấn chấn, niềm tin vào thị trường ngày càng được củng cố mạnh mẽ…

HSX- 2009 HNX - 2009

VnIndex (02/01/2009) - điểm 313,34 HnxIndex (02/01/2009) - điểm 104,47 VnIndex (30/06/2009) - điểm 448,29 HnxIndex (30/06/2009) - điểm 149,04

Số phiên giao dịch 120 Số phiên giao dịch 120

Tổng số CP niêm yết 166 Tổng số CP niêm yết 204

Số CP mới niêm yết -8 Số CP mới niêm yết 36

Giá trị GD bình quân - tỷ đồng 875 Giá trị GD bình quân - tỷ đồng 466 Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2009 hình thành 2 giai đoạn rõ rêt: Giai đoạn từ 01/01/2009 đến 24/02/2009 và giai đoạn 2 từ 24/2/2009 đến 30/6/2009.

* Giai đoạn một: 01/01/2009 đến 24/02/2009

Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường tăng trưởng chậm nhất châu Á tính từ đầu năm 2009 đến nay. Lợi nhuận các công ty năm 2008 giảm tới 30%. Tuy nhiên một số công ty vẫn có kết quả kinh doanh tốt và giá cổ phiếu của những công ty này hiện vẫn ở trong mức rất hấp dẫn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục đi xuống trong năm 2009. Chỉ số Vn- Index từ đầu năm đến nay hạ 22%, mức hạ tệ nhất so với các thị trường châu Á khác. Giá trị giao dịch cổ phiếu trung bình trong ngày tháng 2/2009 tại Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chỉ là 13 triệu USD. Tổng giá trị vốn hoá thị trường rơi xuống mức khoảng 10 tỷ USD, không một cổ phiếu niêm yết nào có giá trị vốn hoá thị trường lớn hơn 1 tỷ USD và chỉ có 4 cổ phiếu có giá trị vốn hoá hơn 500 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài đã giảm bán, sau khi bán ra số cổ phiếu với tổng giá trị 127 triệu USD trong khoảng thời gian từ tháng 9/2008 đến hết tháng 12/2008, nhà đầu tư nước ngoài chỉ bán ra lượng cổ phiếu có giá trị khoảng 2 triệu USD từ đầu năm đến nay.

Mức đáy của VN – Index được thiết lập trong giai đoạn này khi chạm mốc 235,5 điểm. So với mức điểm cuối năm 2008, VN – Index đã giảm 80,12 điểm, tương đương 25,38 điểm. Tính thanh khoản giảm sút nghiêm trọng, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều ở mức thấp. Trung bình, mỗi phiên chỉ có 7.860.421 CP&CCQ được chuyển nhượng, tương đương 170,02 tỷ đồng.

Tương tự diễn biến trên sàn HOSE, sàn HASTC cũng trải qua một giai đoạn đầy khó khăn khi Hastc – Index lùi về ngưỡng 100 điểm và giao dịch dưới mốc điểm này trong một thời gian dài. Mức đáy của Hastc – Index là 78,06 điểm.

Nguyên nhân chính cho điều này là phần lớn tiền đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, nếu không tính đến những quỹ đóng, đã rút hết khỏi thị trường Việt Nam (Quỹ đầu tư chứng khoán PXP Vietnam Emerging Equity Fund mới đây cho phép nhà đầu tư rút cổ phiếu ra và sau đó họ có thể bán số cổ phiếu này).Chưa hết thông tin về lợi nhuận các công ty không mấy tích cực.

Tăng trưởng doanh số khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận hoạt động chỉ tăng 8%. Thua lỗ ở các khoản đầu tư địa ốc và chứng khoán đẩy lợi nhuận ròng giảm 25%. Trong số 329 công ty niêm yết, 23 công ty thua lỗ, trong đó có cả một số công ty trước đây từng được nhà đầu tư nước ngoài hết sức ưa chuộng như Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần Gemadept (GMD) và Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM).

Tuy nhiên cũng có một số công ty công bố lợi nhuận ấn tượng, đây là những công ty có hoạt động kinh doanh đi theo hướng thế mạnh và không đầu tư vào thị trường bất động sản và

ngân hàng. Một số nhà đầu tư mạo hiểm có thể tiếp tục tham gia vào thị trường với mục tiêu dài hạn, họ có thể mua một số cổ phiếu của các công ty tốt. Tuy nhiên theo đánh giá của HSBC thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay sẽ vẫn khó khăn.

Suốt 2 tháng đầu năm 2009, thị trường chứng khoán luôn trong tình trạng ảm đạm. Cảnh vắng lặng tại sàn giao dịch cho thấy thị trường chứng khoán đã không còn sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong thời điểm này. Bởi trong suốt năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục chuỗi ngày suy giảm với mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường, các ngân hàng bán cổ phiếu giải chấp… tất cả những yếu tố này đã làm thị trường giảm sâu. Tính chung cho cả tháng 2/2009 VN - Index đã mất 57,47 điểm (18,95%) so với phiên cuối tháng 1.

* Giai đoạn hai: 24/2/2009 đến 30/6/2009

Hưởng ứng sự hồi phục trở lại của Thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng khởi động mạnh mẽ. Trong giai đoạn này, nền kinh tế trong nước phát đi những tín hiệu phục hồi, dần thoát ra khỏi khủng hoảng, chính sách vĩ mô trong nước có tác dụng hỗ trợ tích cực, hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp niêm yết lớn đạt kết quả khả quan khiến VnIndex và HnxIndex có được những phiên tăng điểm liên tiếp.

Trái với dự đoán đầy bi quan của các chuyên gia kinh tế, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong 6 thánh đầu năm rất lạc quan, một số công ty niêm yết đã hoàn thành hơn nửa chặng đường so với kế hoạch đặt ra, như HPG, COM, FPT, REE, PPC…Bên cạnh đó, các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề cũng có tác dụng hỗ trợ đáng kể đến giá cổ phiếu như: trượt giá nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa, tăng sản lượng tiêu thụ đầu ra của ngành thép, xi măng; hoàn nhập dự phòng tài chính của doanh nghiệp hoạt động liên quan tới lĩnh vực tài chính hoặc có đầu tư tài chính…Nhờ vậy, giá cổ phiếu của các nhóm ngành tài chính, chứng khoán, cao su, thép, vật liệu xây dựng, bất động sản, vận tái biến và bảo hiểm đã hồi phục mạnh mẽ. Sự tăng điểm của các nhóm cổ phiếu trên thực sự là đòn bảy duy trì mạch tăng điểm của các chỉ số chứng khoán trong suốt gần bốn tháng cuối kỳ, VnIndex và HnxIndex đã có được sự hồi phục nhanh chóng và có phần vượt bậc so với sự hồi phục của các chỉ số cứng khoán thế giới. Điều này tạo ra một tâm lý phấn chấn đối với các nhà đầu tư, một lượng tiền lớn đổ vào thị trường trong một thời gian dài, cầu ớn khiến giá cổ phiếu tăng trưởng nhanh chóng, VnIndex đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/6/2009 tại mức điểm 448,29 điểm, tức tăng 42,3% so với mức điểm cuối năm 2008 và tăng được 90,36% so với mức đáy 235,5 điểm. Tính thanh khoản trên thị trường được cải thiện từng ngày, bình quân mỗi phiên giao dịch có tới 38.983.548 CP được chuyển nhượng, tương đương 1.142 tỷ đồng. Sau nhiều nỗ lực, HnxIndex cũng vượt qua ngưỡng điểm tâm lý 100 và bật trở lại ngưỡng 149,09 điểm vào ngày 30/6/2009.

Hi vọng trong thời gian tới chứng khoán của nước ta sẽ ngày càng khởi sắc và phát triển cung với nhiều sự thay đổi trong thời gian gần đây.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Chứng khoán Việt Nam (Trang 30 - 33)