ĐIỀU 216 CHẠY RÀO

Một phần của tài liệu LUẬT ĐIỀN KINH PHẦN 2 (Trang 69 - 71)

C. CÁC MÔN NÉM ĐẨY ĐIỀU

ĐIỀU 216 CHẠY RÀO

CHẠY RÀO

1. Các cuộc thi chạy rào được tiến hành ở cự ly 50m hoặc 60m trên đường thẳng.

2. Các chi tiết về cấu trúc, kích thước và mặt trên của rào được trình bầy trong điều luật 168 về chạy rào trên sân vận độngngoài trời.

3. Cách bố trí các rào trong các cuộc đua:

Nam Nữ

Độ dài đường đua Độ cao của rào Số lượng rào 50m 60m 1,067 1,067 4 5 50m 60m 0,840 0,840 4 5 Khoảng cách:

Từ vạch xuất phát tới rào đầu tiên

Khoảng cách giữa các rào Từ rào cuối cùng tới đích

13,72m 13,72m 9,14m 9,14m 8,86m 9,72m 13.00m 13.00m 8,50m 8,50m 11,50m 13.00m

Điều 217 CHẠY TIẾP SỨC

1. Điều luật 170 sẽ được áp dụng đối với chạy tiếp sức ở sân vận động trong nhà cùng các ngoại lệ sau:

HƯỚNG DẪN VỀ CÁC CUỘC ĐUA

2. Trong chạy tiếp sức 4x200m, toàn bộ chặng đầu tiên và đường vòng đầu tiên của chặng thứ hai phải chạy theo trong ô chạy riêng. Ở cuối của đường vòng này có một vạch rộng 5 cm (vạch cho phép chạy vào đường chung) vẽ ngang qua tất cả các ô chạy tại điểm mà ở đó mỗi vận động viên có thể rời ô chạy riêng để bắt vào đường chung. Điều luật 170.7 sẽ không áp dụng.

3. Trong tiếp sức 4x400m, hai đường vòng đầu tiên sẽ phải chạy theo ô chạy riêng. Một vạch cho phép rời ô chạy riêng vào đường chạy chung; các vạch rời v.v. . . sẽ được sử dụng như đối với cuộc đua riêng cho 400m.

4. Trong tiếp sức 4x800m, đường vòng đầu tiên sẽ phải chạy theo ô chạy riêng. Một vạch cho phép rời ô chạy riêng vào đường chạy chung; các vạch rời v.v... sẽ được sử dụng như với cuộc thi riêng cho 800m.

5. Trong các cuộc thi mà ở đó các vận động viên được phép rời ô chạy riêng để chạy vào đường thắng chung sau khi chạy 2 hoặc 3 đường vòng theo ô riêng, cách bố trí xuất phát theo kiểu bậc thang được mô tả trong điều luật 214.9.

Ghi chú: Do ô chạy hẹp, việc thi đấu ở sân vận động trong nhà có nhiều nguy cơ va chạm và các trở ngại không lường trước được so với thi đấu tiếp sức trên sân vận động ngoài trời. Vì thế khi có thể, một ô chạy dự phòng nên được để lại giữa mỗi đội. Nghĩa là các ô chạy 1, 3 và 5 sẽ được sử dụng còn các ô chạy 2, 4 và 6 được để lại không dùng đến.

Điều 218 NHẢY CAO

1. Điều luật 180, 181 và 182 sẽ được áp dụng đối với nhảy cao ở sân vận động trong nhà cùng các ngoại lệ sau:

ĐƯỜNG CHẠY ĐÀ VÀ KHU VỰC GIẬM NHẢY

2. Khu vực giậm nhảy phải bằng phẵng với độ nghiêng tổng thể tối đa (lên hoặc xuống là 1/250). Nếu sử dụng đệm mút có thể di chuyển được, tất cả những điều được đề cập trong điều luật đối với mặt bằng của khu vực giậm nhảy phải được lưu ý để độ cao của mặt trên đệm phù hợp.

Nền sàn mà trên đó bề mặt của khu vực giậm nhảy được gắn vào phải cứng hoặc nếu là cấu trúc treo (như là lát những miếng gỗ khớp với nhau) thì không được có bất kỳ độ nẩy nào đặc biệt.

3. Đường chạy đà bên ngoài khu vực giậm nhảy phải ở mức ngang bằng và cũng không có độ đàn hồi như trong khu giậm nhảy. Tuy nhiên vận động viên có thể bắt đầu chạy đà trên mặt nghiêng của đường đua hình ô van miễn là 5m cuối cùng chạy tới phải ở mức ngang mức đường chạy đà.

Điều 219 NHẢY SÀO

1. Điều luật 180, 181,183 sẽ áp dụng đối với nhảy sào ở sân vận động trong nhà cùng với các ngoại lệ sau:

ĐƯỜNG CHẠY ĐÀ

3. Mặt nền mà trên đó bề mặt của khu vực giậm nhảy được gắn vào sẽ phải đặc hoặc nếu là cấu trúc treo (như là lát những miếng gỗ khớp nhau) thì không được có bất kỳ độ nảy nào đặc biệt.

4. Vận động viên có thể bắt đầu việc chạy đà của mình trên mặt nghiêng của đường vòng miễn là 40m cuối cùng phải ở mức ngang với đường chạy đà.

Điều 273

Một phần của tài liệu LUẬT ĐIỀN KINH PHẦN 2 (Trang 69 - 71)