Tìm hiểu về kiểu chữ nét đều

Một phần của tài liệu GIAO AN MY THUAT 4 (Trang 44 - 46)

- Bài mới: Giới thiệu bài:

Tìm hiểu về kiểu chữ nét đều

I. Mục tiêu:

- Giúp HS làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó.

- HS biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn.

- HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hằng ngày.

-HS Khá giỏi:Tô màu đều , rõ chữ.

II. Chuẩn bị:

* Giáo viên:

- Bảng mẫu chữ nét thanh nét đậm và chữ nét đều (để so sánh).

- Một bìa cứng có kẻ các ô vuông đều nhau tạo thành hình chữ nhật, cạnh là 4 ô và 5 ô.

- Cắt một số chữ nét thẳng, nét tròn, nét nghiêng theo tỉ lệ các ô vuông trong bảng.

* Học sinh:

- Vở tập vẽ.

- Bút chì, màu và tẩy. Sưu tầm chữ nét đều trên sách báo.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Ổn định lớp (1’): Kiểm tra dụng cụ học vẽ.

- Bài mới: Giới thiệu bài

- GV treo bảng chữ nét thanh nét đậm và hỏi đây là chữ nét gì đây?

(?) Vậy thế nào là chữ nét thanh nét đậm?

- Chữ nét thanh nét đậm là chữ có nét to nét nhỏ. Còn chữ nét đều là chữ như thế nào giờ học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về kiểu chữ nét đều (GV ghi đề bài lên bảng).

* Hoạt động 1 (5’): Quan sát, nhận xét

- GV treo chữ nét đều lên bảng và hỏi:

(?) Em có nhận xét gì về hai kiểu chữ này? Có gì giống nhau và khác nhau?

- Chữ nét thanh nét đậm.

- Chữ nét thanh nét đậm là chữ có nét đưa ngang và đưa lên là nét thanh, kéo xuống là nét đậm.

- Lắng nghe.

- GV chỉ vào bảng chữ nét đều và nói:

+ Chữ nét đều là chữ mà tất cả các nét thẳng, cong, nghiêng, chéo hoặc tròn đều có độ dày bằng nhau, các dấu có độ dày bằng 1/2 chữ.

+ Các nét thẳng đứng bao giờ cũng vuông góc với dòng kẻ. + Các nét cong, nét tròn có thể dùng com pa để quay. + Các chữ A, E, I, H, K, L, M, N, T, V, X, Y là những chữ có các nét thẳng đứng, nét thẳng ngang và nét chéo.

+ Chiều rộng của chữ thường không bằng nhau. Rộng nhất là chữ A, Q, M, O,…hẹp hơn là E, L, P, T,… hẹp nhất là chữ I.

+ Chữ nét đều có dáng khoẻ, chắc thường dùng để kẻ khẩu hiệu, pa-nô, áp phích.

* Hoạt động 2 (4’): Cách kẻ chữ nét đều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 4 SGK để học sinh nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng.

- Hình 5 là cách kẻ chữ R, Q, D, S, B, P.

- GV chỉ vào đồ dùng dạy học để hướng dẫn cách kẻ chữ.

+ Tìm chiều cao và chiều dài của dòng chữ. + Kẻ các ô vuông,

+ Phác khung hình các chữ (tuỳ theo độ rộng, hẹp của mỗi chữ). Chú ý khoảng cách giữa các chữ, các từ cho phù hợp.

+ Tìm bề dày của nét chữ.

+ Vẽ phác nét chữ bằng chì mờ trước, sau đó dùng thước kẻ hoặc com pa để kẻ, quay các nét đậm.

+ Vẽ màu vào nét chữ, không để lem ra ngoài.

* Hoạt động 3 (20’): Thực hành

- Cho học sinh xem một số dòng chữ để các em tham khảo.

- Trong khi học sinh thực hành GV đến từng bàn hướng dẫn thêm những em còn lúng túng.

* Hoạt động 4 (4’): Nhận xét, đánh giá

- GV cùng học sinh nhận xét một số bài. Tuyên dương các em vẽ màu đẹp.

* Dặn dò (1’): QSát cảnh trường học.

- Cả lớp theo dõi cô hướng dẫn tìm hiểu chữ nét đều.

- Quan sát chữ nét đều ở SGK.

- Học sinh thực hành

- Nhận xét. - Thực hiện.

Ngày Soạn : Tuân : 25 Ngày Giảng: Tiết : 25

Vẽ tranh

Một phần của tài liệu GIAO AN MY THUAT 4 (Trang 44 - 46)