BÀI TẬP PHẦN QUANG Bài tập về phản xạ và khúc xạ:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi ĐH&CĐ môn lý (Trang 26 - 30)

Bài tập về phản xạ và khúc xạ:

Bài số 1:một tia sáng đi từ không khí gặp môi trường có triết suất 3 và với góc tới i. Xác định i để tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ.

Bài số 2: Một khối thuỷ tinh hình bán trụ có triết suất n= 2. Một tia sáng SI đến gặp mặt AB tại gần sát điểm A với góc tới i=450. Hãy vẽ đườmg truyền tiếp theo của tia sáng.

Bài số 3: Cho 1 tấm thuỷ tinh mỏng hình chữ nhật ABCD (hình vẽ). Mặt đáy AD tiếp xúc với chất lỏng có n2= 2. Chiếu tia đơn sắc SI nằm trong mặt phẳng ABCD tới mặtAB sao cho tia tới nằm phía trên pháp tuyến ở điểm tới và tia khúc xạ IK gặp mặt đáy AD ởđiểm K

1/ Giả sử chiết suất của thuỷ tinh là n1=1,5. Tính giá

AB C B C D 0 n 1 n 2 n K J i r i'

trị lớn nhất của góc tới iđể cóphản xa ïtoàn phần tạiK

2/ Chiết suất của thuỷ tinh phải có giá trị như thế nào để với mọi góc tới i (0≤i≤90o) tia khúc xạ IK vẫn bị phản xạ toàn phần trên mặt đáy AD.

Bài tập gương phẳng.

Bài số 1: Cho 2 gương phẳng M1, M2 đặt vuông góc với nhau, giữa 2 gương cho 2 điểm A vàB. Hãy dựng 1 tia sáng từA lần lượt đến gặp gương M1, M2 rồi cho tia phản xạ đi quaB.

Bài số 2: Cho 2 gương phẳng M1, M2 hợp với nhau 1 gócα<900. Một điểm sáng S nằm giữa 2 gương. 1/ Hãy dựng 1 tia sáng từ S lần lượt đến gặp gương M1, M2 rồi cho tia phản xạ cuối cùng đi qua S. 2/ Tính góc lệch tạo bởi tia tới và tia phản xạ cuối cùng.

Bài số 3: Cho 2 GP đặt vuông góc với nhau. S là 1 điểm sáng nằm trong khoảng giữa 2 gương. Xác định số ảnh của S cho bởi hệ 2 gương.

Bài số 5: Chiếu 1 tia tới SI tới gương phẳng M với góc tới i=300. Cho gương quay 1góc α =200 quanh 1 trục nằm trên mặt gương và thẳng góc với mặt phẳng tới.

a/ Tìm góc sau khi quay gương. b/ Tìm góc quay của tia phản xạ.

Bài số 6: Một người cao 1,6( m), mắt cách đỉnh đầu 10(cm) đúng trước gương phẳng P treo sát tường.

a/ Gương phẳng phải có chiều cao tối thiểu là bao nhiêu? Và mép dưới của gương phải cách mặt đất bao nhiêu để người đó có thể nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình trong gương?

b/ Thay đổi khoảng cách giữa người và gương, Nhưng người đó vẫn muốn nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình thì các điều kiện trên có cần thay đổi không?

Bài tập về gương cầu:

Bài số 1: Cho một gương cầu lồi bán kính R=40cm vật sáng AB đặt trước gương cách gương 30cm vuông góc với trục chính.

1/ Xác định vị trí , tính chất và độ phóng đại của ảnh A'B'. Vẽ ảnh. 2/ Xác định vị trí của vật để ảnh cách gương 10cm.

3/ Xác định vị trí của vật để ảnh A'B' cao bằng 1

3AB và khi đó ảnh cách gương bao nhiêu. 4/ Xác định vị trí của vật để ảnh cao gấp 2 lần vật.

Bài số 1.1: Cho gương cầu, tiêu cự f=10(cm), vật sáng AB=2(cm) đặt thẳng góc với trục chính cho ảnhA'B'=4(cm). Tìm vị trí của vật và ảnh.

Bài số 2: Cho gương cầu lõm bán kính 24(cm). Một điểm sáng A nằm trên trục chính của gương và cho ảnh A' cách A 18(cm). Xác định vị trí, tính chất của vật và ảnh

Bài số 3: AB là vật ảo đối với gương cầu, vuông góc với trục chính của gương , khi đó ảnh A'B' của AB là ảnh thật lớn gấp 3 lần vật AB. Ảnh này cách vật 40(cm). Xác định vị trí của vật và ảnh- Từ đó tính tiêu cự của gương?

Bài số 4: Một điểm sáng S đặt trước gương lõm bán kính 40(cm) cho ảnh thật S'. Di chuyển S 1 khoảng

10(cm) theo phương song song trục chính lại gần gương người ta thấy ảnh S' di chuyển 1 khoảng 20(cm). 1/ Hãy xác định vị trí của vật vả ảnh lúc đầu và sau khi di chuyển

2/ Cho S dịch chuyển lại gần gương theo 1 đường thẳng bất kỳ. Hỏi ảnh S' sẽ dịch chuyển như thế nào?

3/ Giữ S cố định, cho gương dịch chuyển ra xa S sao cho trục chính luôn không đổi. Hỏi ảnh S' sẽ dịch chuyển như thế nào?

Bài số 5: Một vật AB đặt trước 1 gương cầu lồi cho ảnh A'1B'1, nếu cho AB dịch lại gần gương 5cm thì ảnh dịch chuyển 1cm và ảnh này cao bằng 5/4 lần A'1B'1. Xác định vị trí của vật và ảnh trước khi dịch chuyển và tính tiêu cự của gương.

Bài số 5*: Một vật AB đặt trước 1 gương cầu lồi cho ảnh A'1B'1, nếu cho AB dịch ra xa gương 5cm thì ảnh dịch chuyển 1cm và ảnh này cao bằng 4/5 lần A'1B'1. Xác định vị trí của vật và ảnh trước khi dịch chuyển và tính tiêu cự của gương.

Bài số 6:

Một gương lõm đặt cách màn E 3(m). Cách trục chính vuông góc với màn có 1 nguồn sáng điểm S dịch chuyển từ đỉnh gương dọc theo trục chính về phía tâm gương, khi đó người ta thấy có 2 vị trí của S cho vết sáng trên màn có bán kính bằng bán kính của rìa gương cầu, 2 vị trí này cách nhau 5(cm).

1/ Xác định tiêu cự của gương cầu.

2/ Biết S dịch chuyển với vận tốc 5cm/s về phía màn. Viết phương trình vận tốc, gia tốc trong chuyển động của ảnh của S.

3/ Xác định vị trí của S để vết sáng trên màn thu về thành 1 điểm.

4/ Xác định vị trí của S để vết sáng trên màn có bán kính R gấp 3 lần bán kính của rìa gương.

Bài tập 6.1: Cho gương cầu lõm có tiêu cự f, vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính cho ảnh rõ nét A1B1

trên màn E đặt cách vật 1 khoảng l=30(cm). Chuyển gương đến vị trí mới cách vị trí cũ 90(cm) thì thấy trên màn E lại xuất hiện ảnh rõ nét A2B2của AB.

a/ Vị trí mới của gương ở cùng bên vị trí cũ so với màn E hay khác bên. b/ Xác định vị trí của vật và ảnh ứng với vị trí lúc đầu và tiêu cự của gương. c/ Độ phóng đại K1và K2của 2 ảnh A1B1vàA2B2liên hệ với nhau như thế nào? d/ Cho A B =4(cm). Tính AB vàøA B .

Bài số 7: Đặt 1 vật sáng nhỏ thẳng góc với trục chính của gương cầu cách gương 15(cm). Người ta thấy 1 ảnh ảo lớn gấp 2 lần vật. Hỏi: Gương đó thuộc loại gương nào? Hãy xác định bán kính của gương [Bằng phương pháp tính toán( đại số) và bằng phương pháp hình học(Vẽ ảnh).

Bài số 8: MN là trục chính của gương cầu, A' là ảnh của điểm sáng A cho bởi gương.

a/ Gương này là gương gì?

b/ Bằng phương pháp vẽ xác định tâm C, đỉnh 0 và tiêu điểm chính F của gương.

Bài số 9: AB là vật thật, A'B' là ảnh ảo của vật AB cho bởi gương cầu có trục chính MN (hình vẽ).

a/ Gương cầu gì? Xác định tâm C, tiêu điểm F bằng P2vẽ. b/ Cho AB=8(cm), A'B'=4(cm), BB'=5(cm). Tính R.

Bài số 10: MN là trục chính của gương cầu, S là 1 điểm sáng đặt trước gương, S' là ảnh của S tạo bởi gương. Hãy cho biết gương đó thuộc loại gương nào? Và bằng phuơng pháp

vẽ xác định vị trí của đỉnh gương, tâm gương và tiêu điểm của gương.

Bài số 11:

1/ AB là vật thật, A'B' là ảnh của AB cho bởi gương cầu, Không song song với AB(Hình vẽ).

Xác định: Trục chính, tâm gương, tiêu điểm chính bằng phương pháp vẽ.

2/ MN làtrục chính của gương cầu, 0 là đỉnh của gương , S là điểm sánh thực, S' là ảnh của S (hình vẽ), 0S<0S'. Cho biết loại gương và tìm

vị trí của S bằng phương pháp vẽ.

Bài số 12: S là một điểm sáng nằm trên trục chính của gương

M N A ' A M A A' N B ' B N M S ' S M N S ' S A ' A ' B N M S 0 S' ' S

cầu lõm cho ảnh S'(hình vẽ).Gọi x là khoảng cách từ S đến F; x' là khoảng cách từ S' đến F. CMR: x.x'=f2, với f là tiêu cự gương cầu.

Bài số 13: MN là trục chính gương cầu, A là điểm sáng, A' là ảnh, 0 là đỉnh gương. Bằng phép vẽ xác định tâm gương cầu.

Bài số 14: MN là trục chính gương cầu lõm, S là điểm sáng, S' là ảnh của S, F là tiêu điểm chính. Bằng phép vẽ xác định Đỉnh O của gương cầu.

Xác định thị trường của gương.

Bài số 12: Một gương phẳng hình tròn có đường kính 30(cm). Mắt người quan sát đặt trên trục chính của hình tròn đó cách tâm hình tròn 150(cm).

1/ Xác định thị trường của gương phẳng.

2/ Xác định bán kính R của vòng tròn giới hạn thị trường ở cách gương 30(cm) sau lưng người quan sát.

3/ nếu thay gương phẳng bằng 1 gương cầu lồi có đường kính rìa bằng đường kính của gương phẳng có tiêu cự 1(m). Xác định thị trường của gương cầu lồi, nhận xét kết quả thu được so với câu (1).

4/ Từ phía sau người quan sát dọc theo đường thẳng song song với trục của gương cầu lồi và cách trục gương cầu 0,57(m) có 1 vật tiến lại gần gương. Hỏi khi còn cách người quan sát 1 khoảng bao nhiêu thì vật đó bắt đầu ra khỏi thị trường của gương.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi ĐH&CĐ môn lý (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w