Bài số 1: Một thấu kính có 2 mặt cong có bán kính mặt này lớn gấp đôi bán kính mặt kia có tiêu cự f=20(cm) làm bằng thuỷ tinh có chiết suất n=1,5.
1/ Xác định bán kính của 2 mặt thấu kính.
2/ Một vật sáng AB đặt cách thấu kính 10(cm). Xác định vị trí tính chất và độ phóng đại của ảnh. 3/ Xác định vị trí vật để ảnh cao gấp 2 lần vật.
CA A
B
Bài số 1.1: Một thấu kính có 2 mặt cong có bán kính mặt này lớn gấp đôi bán kính mặt kia có tiêu cự f=- 20(cm) làm bằng thuỷ tinh có chiết suất n=1,5.
a- Xác định bán kính 2 mặt cong
b- Nếu cho vật sáng dịch chuyển ra xa thấu kính 10(cm) thì ảnh dịch chuyển 2(cm). Xác định vị trí của vật và ảnh trước khi dịch chuyển.
Bài số 2: Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước thấu kính 0 cho ảnh rõ nét trên 1 màn ảnh E. Dịch chuyển vật 2(cm) lại gần thấu kính thì phải dịch chuyển màn E 1 khoảng 30(cm) mới lại thu được rõ nét của AB. Ảnh này lớn bằng 5/3 ảnh trước.
1/ Thấu kính 0 là thấu kính gì? Màn E dịch chuyển theo chiều nào? 2/ Tính tiêu cự của thấu kính và độ phóng đại ảnh trong 2 trường hợp.
Bài số 3: Một vật sáng AB đặt thẳng góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ cho 1 ảnh thật nằm cách vật 1 khoảng nào đó. Nếu cho vật dịch lại gần thấu kính 1 khoảng 30(cm)thì ảnh của AB vẫn là ảnh thật nằm cách vật 1 khoảng như cũ và gấp 4 lần ảnh cũ.
1/ Xác định tiêu cự của tháu kính và vị trí ban đầu của vật AB.
2/ Để được ảnh cao bằng vật thì vật sáng AB phải cách thấu kính một khoảng bao nhiêu?
Bài số 4: Một vật sáng phẳng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự 25(cm) cho ảnh thật lớn hơn vật và cách vật 122,5(cm).
a- Xác định vị trí của vật, ảnh và độ phóng đại của ảnh.
b- Thấu kính cố định, dịch chuyển vật AB ra xa thấu kính dọc theo trục chính. Hỏi ảnh dịch chuyển thế nào. c- Vật AB cố định, dịch chuyển thấu kính ra xa vật. Hỏi ảnh dịch chuyển về phía nào?
Bài số 5: Một vật sáng AB đặt song song và cách màn E 1 khoảng L, đặt 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự f giữa vật AB và màn E sao cho trục chính đi qua A và vuông góc với màn. Khi dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính giữa vật AB và màn người ta tìm được 2 vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét của AB trên màn.
1/ Xác định 2 vị trí đó của thấu kính.
2/ Gọi l là khoảng cách giữa 2 vị trí đó của thấu kính. Tính tiêu cự f theo Lvà l. Biện luận kết quả. 3/ Gọi ' '
1 1
A B và ' ' 2 2
A B là 2 ảnh của AB ứng với 2 vị trí của thấu kính. Chứng minh:
' '1 1 1 1
A B . ' ' 2 2
A B = AB2.
4/ Cho L=90(cm), l=30(cm). Tính tiêu cự f của thấu kính
1/ CMR khoảng cách L từ S đến S' luôn ≥4f.
2/ Cho f=20cm, l=90cm và biết ảnh S' nằm xa thấu kính hơn so với S (S' là ảnh thật). a-Xác định vị trí của vật và ảnh.
b- Giữ S cố định cho thấu kính dịch chuyển ra xa S từ vị trí ban đầu sao cho trục chính không đổi. Hỏi khi đó ảnh S' sẽ dịch chuyển như thế nào?
c- Trong trường hợp S và S' như ở câu 2, ta đặt màn E vuông góc với trục chính và cách S 60cm nằm phía sau thấu kính. Di chuyển thấu kính giữa S và màn E sao cho trục chính không đổi. Xác định vị trí của thấu kính để vết sáng trên màn có bán kính cực tiểu.
Bài số 7: Một màn chắn M có khoét 1 lỗ tròn đặt // và cách màn E 20cm. Một điểm sáng S nằm trước lỗ tròn ở trên trục lỗ và cách tâm lỗ 10cm. Khi đó trên màn E thu được 1 vết sáng tròn. Đặt 1 thấu kính 0 vừa khít vào lỗ tròn thì vết sáng trên màn có hình dạng và kích thước không đổi.
1/ Xác định loại và tiêu cự của thấu kính? Độ tụ của thấu kính.
2/ Giữ thấu kính 0 và màn E cố định, di chuyển S dọc theo trục chính, xác định vị trí của S để vết sáng trên màn có đường kính bằng đường kính của lỗ tròn.
Bài số 8: Trên trục xy của 1 thấu kính hội tụ có 3 điểm A, B, C(hình vẽ). Một điểm sáng S khi đặt tại A qua TK cho ảnh ở B, nhưng khi đặt S tại B thì cho ảnh ở C.
1/ Hỏi thấu kính phải đặt trong khoảng nào?
2/ Cho AB=a=10cm; AC=b=5cm. Xác định vị trí và tiêu cự của thấu kính.
Bài số 9: Một thấu kính làm bằng thuỷ tinh có chiết suất n=1,5.
1/ Độ tụ của thấu kính khi đặt trong không khí là 5(điốp). Hỏi phải đặt vật sáng ở đâu để thu được ảnh thật lớn gấp 2 lần vật.
2/ Khi đặt thấu kính trong 1 chất lỏng nó trở thành thấu kính phân kỳ có tiêu cự 1(m). Tính chiết suất của chất lỏng.