TUYẾN YÊN HAY MẤU NÃO DƯỚ I( HYPOPHYSIS).

Một phần của tài liệu giải phẩu người chi tiết (Trang 48 - 50)

• Tuyến yên nằm ở nền não, trong hố yên xương bướm. • Tuyến yên là một tuyến đơn, gồm:

+ Thùy trước. + Thùy sau.

+ phần trung gian.

1. Thùy trước ( hay thùy tuyến):

Thùy trước xuất hiện từ một mầm của nĩc xoang miệng nguyên thủy. Mầm biến thành túi biểu mơ và tách khỏi phần hầu cũng phát triển ở đây vào cuối tháng thứ nhất của sự phát triển phơi, gắn với mầm của thùy sau.

Thùy trước tuyến yên cấu tạo từ mơ võng, trong các nếp của mơ này cĩ các tế bào tuyến.

Thùy trước tiết ra một số hormon, trong đĩ cĩ hormon tăng trưởng.

2. Thùy sau ( hay thùy thần kinh):

• Ở phơi, thùy sau được hình thành từ một phần lồi ra ở đáy não thất III bằng một thân mảnh gọi là phễu não. Những sợi thần kinh của đường dưới gị – yên đi theo phần đĩ.

Thùy sau cấu tạo từ thần kinh giao ( tế bào thần kinh đệm). Thùy sau tiết ra các hormon: vazơpresin, oxitosin.

Thùy sau liên hệ với vùng dưới đồi bằng đường thần kinh.

3. Thùy trung gian:

• Ở người, thùy trung gian bị tiêu giảm đến mức chỉ cịn là một khoang hẹp cấu tạo từ các tế bào, tạo thành các xoang rất nhỏ, chứa đầy một chất keo trong đĩ cĩ hormon intermeđin.

Thùy trung gian ăn sâu vào thùy trước.

4. Các hormon tuyến yên:

a. GH (Growth hormone) – hormon tăng trưởng.

b. TSH ( Thyroid Stimulating Hormone) – hormon kích thích tuyến giáp.

c. ACTH ( Adreno Cortico Stimulating Hormone) – hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận.

d. FSH (Follicle Stimulating Hormone) – hormon kích thích nang trứng phát triển. e. LH ( Luteinising Hormone)

f. Prolactin – hormon kích thích bài tiết sữa.

g. ADH ( Anti Diuretic Hormone) – hormon chống bài niệu. h. Oxytoxin

a. GH (Growth hormone) – hormon tăng trưởng.

• Tác dụng:

+ Phát triển cơ thể bằng tăng số lượng và kích thước tế bào, phát triển sụn liên hợp ở đầu xương dài làm cho cơ thể lớn lên

+ Tăng tổn hợp protein, đồng thời làm giảm thối hĩa protein. + Tăng đường huyết do ức chế vận chuyển glucose vào tế bào. + Tăng thối hĩa lipid cho năng lượng.

• Điều hịa bài tiết: nồng độ GH là do GHRH và GHIH của vùng dưới đồi, nồng độ glucose máu giảm làm tăng bài tiết, stress làm tăng bài tiết.

• Rối lọan bài tiết:

+ Thiếu GH trước tuổi trưởng thành gây ra lùn tuyến yên.

+ Thừa GH trước tuổi trưởng thành gây bệnh khổng lồ. Thừa GH sau tuổi trưởng thành gây bệnh to đầu ngĩn ( xương hàm dưới, xương ngĩn tay và ngĩn chân phát triển khơng bình thường).

b. TSH ( Thyroid Stimulating Hormone) – hormon kích thích tuyến giáp.

Tác dụng:

+ Tăng số lượng và kích thước tế bào nang tuyến giáp, làm tuyến giáp to ra. + Tăng mao mạch tuyến giáp.

+ Tăng tổng hợp và giải phĩng hormon tuyến giáp vào máu.(

• Điều hồ bài tiết: TRH của vùng dưới đồi kích thích bài tiết TSH. Hormon T3, T4 của tuyến giáp điều hịa bài tiết TSH theo cơ chế điều hịa ngược.

c. ACTH ( Adreno Cortico Stimulating Hormone) – hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận. thượng thận.

• Tác dụng:

+ Tăng sinh lớp bĩ và lớp dưới làm tuyến nở to, tăng tổng hợp và bài tiết hormon tuyến vỏ thượng thận ( đại diện cortisol).

+ Tăng quá trình học tập và trí nhớ.

+ CRH của vùng dưới đồi làm tăng bài tiết ACTH, cortisol tuyến vỏ thượng thận điều hịa theo cơ chế điều hịa ngược.

+ ACTH cịn được điều hịa theo nhịp ngày đêm, tăng lên vào lúc sáng sớm, thấp nhất vào ban đêm.

d. FSH (Follicle Stimulating Hormone) – hormon kích thích nang trứng phát triển.

• Tác dụng:

+ Trên nam: kích thích ống sinh tinh phát triển, kích thích tế bào Sectoli phát triển. + Trên nữ: kích thích nang trứng phát triển.

• Điều hịa bài tiết: GnRH của vùng dưới đồi làm tăng bài tiết, inbihin bài tiết từ tế bào Sectoli và hồng thể bài tiết ức chế bài tiết FSH.

e. LH ( Luteinising Hormone):

• Tác dụng:

+ Trên nam: kích thích tế bào Leydig phát triển và bài tiết testosteron.

+ Trên nữ: phối hợp với FSH làm nang trứng phát triển đến chín, phĩng nỗn, kích thích hình thành hồng thể. LH làm nang trứng và hồng thể bài tiết estrogen và progesteron.

* Điều hịa bài tiết: GnRH của vùng dươid đồi làm tăng bài tiết LH. Testosteron đối với nam, estrogen và progesteron đối với nữ điều hịa bài tiết LH theo cơ chế điều hịa ngược.

f. Prolactin – hormon kích thích bài tiết sữa.

• Tác dụng: kích thích tuyến vú bài tiết sữa, sau khi tuyến vú đã chịu tác dụng của estrogen và progesteron.

• Điều hịa bài tiết: PIH của vùng dưới đồi ức chế bài tiết prolactin, kích thích núm vú làm tăng tiết prolactin.

g. ADH ( Anti Diuretic Hormone) – hormon chống bài niệu.

Là hormon của vùng dưới đồi, dự trữ ở thùy sau tuyến yên. • Tác dụng:

+ Tăng tái hấp thu ở ống lượn xa và ống gĩp.

+ Ở nồng độ cao cĩ tác dụng co mạch máu tăng huyết áp động mạch, vì vậy cịn cĩ tên là vazopressin.

• Điều hịa bài tiết: áp suất thẩm thấu của máu tăng làm tăng bài tiết ADH và ngược lại, thể tích máu giảm làm tăng bài tiết ADH.

• Rối loạn bài tiết ADH: Tổn thương vùng dưới đồi hoặc thùy sau tuyến yên làm giảm nồng độ ADH gây bệnh đái nhạt. Bệnh đái nhạt thể hiện bằng lượng nước tiểu nhiều, trong nước tiểu các chất điện giải thấp hơn nhiều so với bình thường.

h. Oxytoxin.

Là hormon được bài tiết ở vùng dưới đồi và dự trữ ở thùy sau tuyến yên. • Tác dụng:

+ Làm co cơ tử cung khi mang thai và vào những tháng cuối của thời kỳ cĩ thai, đặc biệt khi chuyển dạ.

+ Tác dụng lên tuyến vú oxytocin gây bài xuất sữa.

• Điều hịa bài tiết: kích thích núm vú làm bài tiết oxytocin, kích thích giao cảm, tâm lý thoải mái làm tăng tiết oxytocin.

Một phần của tài liệu giải phẩu người chi tiết (Trang 48 - 50)