Nhập bào và xuất bào:

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 10- chuẩn ktkn (Trang 25 - 26)

- Nhập bào: Là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất.

- Cơ chế: gồm các bước

+ Màng tế bào lõm vào, bao lấy “mồi”.

+ Nuốt “mồi” vào bên trong.

+ Kết hợp với lizôxôm để tiêu hóa “mồi”.

- Xuất bào: Là phương thức tế bào xuất ra ngoài các chất hoặc phân tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào, các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc các phân tử ra ngoài.

3. Củng cố:

- Phân biệt phương thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động ? - Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau ?

4. Dặn dò:

- Học thuộc bài đã học.

- Đọc bài thực hành, chuẩn bị mẫu vật theo yêu cầu.

Bài 12: THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH

(Tiết 10)

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này, học sinh phải:

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản kính hiển vi.

- Biết cách điều khiển sự đóng mở của các tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào.

- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.

- Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong SGK.

II. Chuẩn bị:

1. Mẫu vật:

Lá lẻ bạn hoặc hoa dâm bụt.

2. Dụng cụ:

- Kính hiển vi quang học với vật kính x10, x40/ 4 cái. - Lưỡi lam, lam kính và lamelle/ 4 bộ.

- Ống nhỏ giọt/ 4 cái. - Giấy thấm.

3. Hóa chất:

- Nước cất 2 lít

- Dung dịch muối loãng 0,5 lít

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 10- chuẩn ktkn (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w